Đó không phải là một tai nạn hay sự cố gì, Microsoft chủ động đưa chúng xuống đáy biển - nơi có điều kiện khắc nghiệt nhất ở biển Bắc. Về cơ bản, họ muốn kiểm tra độ tin cậy của một hệ thống máy chủ khi đặt ở dưới đáy biển. Nghe có vẻ phản khoa học khi chúng được đặt ở nơi khó truy cập nhất. Nhưng kết quả thực tế cho thấy Microsoft có lý của họ, theo công ty tỷ lệ máy chủ bị lỗi giảm tới 8 lần so với đặt trên mặt đất, nơi có nhiều tác động từ môi trường (thay đổi nhiệt độ, va đập, bụi bặm…) hơn so với đáy biển.
Ngoài ra, dữ liệu được đặt cách khu dân cư đông đúc quanh bờ biển chỉ không đầy 200 km, nghĩa là ngắn hơn so với các trung tâm dữ liệu đặt trên mặt đất ở gần đó nhất rất nhiều. Vấn đề chính là nhiệt độ tỏa ra từ trung tâm dữ liệu sẽ được nước biển hấp thụ tối đa. Cũng do tận dụng nước biển để làm mát, nên nó không tiêu tốn nhiên liệu từ các hệ thống làm mát thụ động hay từ nguồn nước ngọt ở địa phương vốn ngày càng khan hiếm.
Theo Cnet, đây không phải là hệ thống lưu trữ dưới nước đầu tiên của Microsoft. Năm 2015 công ty từng thử nghiệm phiên bản đầu tiên ngoài khơi biển California, Mỹ. Cuộc thử nghiệm kéo dài 105 ngày và về cơ bản là giúp họ xác định được các yếu tố cần khắc phục cho cuộc thử nghiệm tiếp theo. Giai đoạn hai là giai đoạn họ xác định phải tạo ra một trung tâm dữ liệu có độ bền tối thiểu 5 năm trước khi chuyển lên mặt đất để bảo trì. Giờ có lẽ là lúc công ty sẽ dành thời gian để hoàn thiện thế hệ tiếp theo này sau khi đánh giá toàn diện giải pháp mà họ đã thử nghiệm trong 2 năm qua.