Microsoft tạm thời vô hiệu hóa phần mềm diệt virus trên Windows 10

Microsoft tạm thời vô hiệu hóa phần mềm diệt virus trên Windows 10
Tạp chí Nhịp sống số - Microsoft thừa nhận hãng đã tạm thời vô hiệu hóa phần mềm diệt virus trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows sau khi một công ty bảo mật đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu.

Đầu tháng 6 năm nay, Kaspersky Lab đã đệ đơn khiếu nại chống lại Microsoft.

Công ty bảo mật này khẳng định gã khổng lồ phần mềm đang lạm dụng vị thế của mình trên thị trường để buộc người dùng phải sử dụng phần mềm diệt virus (anti-virus) của họ.

Microsoft cho biết họ phát triển các lớp bảo mật để giúp người dùng Windows 10 được an toàn.

Tốc độ phát hiện virus

Trong một bài đăng không trực tiếp nhắc đến Kaspersky hay đơn khiếu nại của hãng, Microsoft cho biết công ty đã đưa phần mềm diệt virus Windows Defender Antivirus lên

Ông Rob Lefferts, giám đốc đối tác của nhóm Windows và Thiết bị cho doanh nghiệp và bảo mật tại Microsoft, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng Windows Defender Antivirus để đảm bảo với khách hàng của chúng tôi rằng mọi thiết bị sử dụng Windows 10 sẽ luôn an toàn trước virus và malware… Kết quả kiểm tra của chúng tôi nằm trong top những công ty hàng đầu của ngành công nghiệp bảo mật, bao gồm cả cuộc thử nghiệm thực tế gần đây trong đó Windows Defender Antivirus đã đạt tốc độ phát hiện vượt mức 99%”.

“Chúng tôi cũng biết rằng khách hàng của Windows luôn cân nhắc lựa chọn của họ, đó là lý do vì sao chúng tôi tích cực hợp tác và hỗ trợ cho cộng đồng với hơn 80 công ty phần mềm độc lập thông qua chương trình Microsoft Virus Initiative (MVI)”.

“Chương trình công nghệ này cho phép chúng tôi chia sẻ những chi tiết kỹ thuật quan trọng với các đối tác AV [anti-virus] để cùng nhau hợp tác trong việc định hướng tương lai và giải quyết các vấn đề về những thách thức bảo mật đang tồn tại để bảo vệ những khách hàng chung của chúng tôi khỏi các phần mềm độc hại”.

Tạm thời vô hiệu hóa

Để chống lại 300.000 mẫu độc mới được tạo ra và phát tán mỗi ngày, Microsoft cho biết họ đang hợp tác với các đối tác anti-virus bên ngoài.

Gã khổng lồ ngành công nghệ này ước tính khoảng 95% máy tính sử dụng Windows 10 đang dùng những phần mềm anti-virus tương thích với bản cập nhật mới nhất của Windows 10 Creators.

Với các ứng dụng chưa tương thích, Micorsoft đã xây dựng một tính năng cho phép người dùng cập nhật máy tính của họ và sau đó cài đặt lại phiên bản mới của phần mềm anti-virus.

Ông Leffert cho biết: “Để làm được điều này, trước hết chúng tôi phải vô hiệu hóa tạm thời một số tính năng của phần mềm anti-virus khi bắt đầu cập nhật. Chúng tôi thực hiện điều này cùng các đối tác anti-virus để làm rõ những phiên bản phần mềm nào của họ có thể tương thích và phải hướng dẫn cho khách hàng ở đâu sau khi cập nhật”.

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ được trình trong quý 2/2024. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương là các địa phương được chọn để tổ chức triển khai thí điểm.