Microsoft Teams sẽ đưa toàn bộ thành viên, mọi cuộc hội thoại, những nội dung và các công cụ… mà các nhóm làm việc cần có vào không gian chung, giúp mọi công việc có thể được giải quyết theo cách ưu việt hơn, dễ dàng cộng tác và xử ký hiệu quả.
Tham dự sự kiện có ông Jeremy Showalter, Giám đốc Tiếp thị, Microsoft Việt Nam; ông Phạm Trần Anh, Giám đốc cao cấp khối khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Microsoft Việt Nam; ông Nguyễn Vũ Thắng, Giám đốc sản phẩm Office, Microsoft Việt Nam; ông Vũ Nguyễn Cao Sơn, Chuyên gia cao cấp sản phẩm Office, Microsoft Việt Nam cùng đông đảo khách hàng Doanh nghiệp trong và ngoài nước.
“Theo các nghiên cứu mới đây, chỉ trong vòng 5 năm, số lượng nhóm làm việc tại các công ty đã gia tăng đến 5 lần, và các nhóm làm việc cộng tác hầu hết thời gian thông qua các cuộc họp, điện thoại và trả lời email với tổng lượng thời gian gia tăng 150% so với trước. Hơn thế, những công việc này chiếm tới 80% thời gian làm việc của mỗi nhân viên”, Ông Vũ Nguyễn Cao Sơn, Chuyên gia cao cấp sản phẩm Office, Microsoft Việt Nam phát biểu. Cũng theo ông Sơn, các thành viên nhóm hiện nay không chỉ làm việc trong văn phòng, mà họ còn là các nhân sự dịch chuyển.
Nghiên cứu mới đây do Microsoft khảo sát vào tháng 2-3/2017 mang tên Asia Workplace 2020 Study, đã chỉ ra những thách thức chủ đạo gây cản trở đến hiệu quả của năng suất và hợp tác giữa các nhóm. Cụ thể, những thách thức đi kèm con số chi tiết về khảo sát tại Việt Nam như sau:
- Quá nhiều các cuộc họp trực tiếp làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc (38%)
- Quá nhiều thời gian để đón nhận thành viên mới tham dự vào nhóm (36%)
- Các cuộc họp tầm công ty chỉ chung chung và không truyền đạt được các mục tiêu mang tính tổ chức.
- Các nhóm quá cứng rắng và không cởi mở theo phương thức làm việc hiện đại (29%)
- Các thành viên nhóm không thích nghi với lịch làm việc linh hoạt (23%), các nhóm kéo dài thời gian trả lời các vấn đề nội bộ (23%)
Đáp ứng những bài toán của không gian làm việc hiện đại, Microsoft Teams đã được xây dựng và tích hợp sẵn trong Office 365, nhằm đưa mọi người, mọi cuộc hội thoại, nội dung và các công cụ… mà nhóm cần để cộng tác, lại trong một không gian, theo cách riêng của mỗi nhóm để có thể làm việc hiệu quả nhất.
“Không gian làm việc đã chuyển đổi theo phương thức làm việc mới, nơi công nghệ giúp gia tăng việc hợp tác giữa các cá nhân với nhóm hoặc các nhóm với nhau vượt qua khoảng cách địa lý. Microsoft Teams tạo thêm trải nghiệm mới cho Office 365, là một không gian làm việc dựa trên hội thoại, trao quyền cho mỗi người và mỗi tổ chức làm việc hiệu quả hơn dù độc lập hay theo nhóm”, ông Jeremy Showalter, Giám đốc Tiếp thị, Microsoft Việt Nam chia sẻ.
Microsoft Teams được xây dựng dựa trên bốn cam kết chủ chốt:
Hội thoại (Chat) nhóm hiện đại: Microsoft Teams cung cấp cách chat theo mạch và theo dòng thời gian giúp giữ sự liên kết liền mạch cho tất cả các thành viên. Các thảo luận nhóm sẽ được hiển thị cho mọi thành viên một cách mặc định và dịch vụ cũng cung cấp khả năng chat riêng cho các thành viên. Một thư viện hình ảnh động, cảm xúc và các nhãn dán được tối ưu hóa sẽ giúp người dùng có cách tiếp cận vui nhộn được cá nhân hóa cho các không gian làm việc số của họ.
Một cổng chung (hub) cho làm việc nhóm: Microsoft Teams là nơi thể hiện những đặc tính cả về chiều rộng đến chiều sâu của Office 365. Mọi người có thể bắt đầu cuộc họp thoại hoặc video, cũng như có thể làm việc bằng tài liệu Microsoft Office, trực tiếp nhờ Microsoft Teams. Tính năng Microsoft Graph giúp người dùng hiển thị trên đồ thị nhiều thông tin hơn để chia sẻ, khám phá phù hợp. Microsoft Teams cũng có trên Office 365 Groups, dịch vụ ứng dụng liên kết thành viên, giúp mọi người dễ dàng và tự nhiên hơn trong việc chuyển dịch từ một công cụ hợp tác này sang công cụ khác, giúp nắm bắt ngữ cảnh tốt và có thể dễ dàng chia sẻ thông tin.
Tối ưu hóa cho mỗi nhóm: Vì mỗi một nhóm là duy nhất, Microsoft Teams đưa ra khả năng tối ưu hóa các trải nghiệm nhóm theo đặc thù của họ. Các thành viên nhóm có thể tạo ra các kênh để tổ chức hội thoại theo chủ đề. Họ có thể tối ưu hóa các kênh với các tính năng tabs, giúp nhanh chóng truy cập tới các tài liệu và ứng dụng hay sử dụng. Tabs có thể được tạo ra trong các dịch vụ của Office 365 như OneNote, SharePoint và Planner, hoặc trong các giải pháp của đối tác thứ ba như Zendesk và Asana sắp tới. Microsoft Teams hỗ trợ mô hình Connector như Exchange nhằm cung cấp cảnh báo và cập nhật các dịch vụ của đối tác thứ ba, như Twitter hoặc GitHub một cách trực tiếp. Hơn thế, Microsoft Teams cũng hỗ trợ Microsoft Bot Framework để đem lại các dịch vụ thông minh của cả Microsoft và đối tác thứ ba lên môi trường làm việc nhóm. Bản xem trước của bộ Microsoft Teams Developer Preview, ra mắt cùng ngày, giúp các nhà phát triển ứng dụng cơ hội bắt đầu xây dựng các sản phẩm tích hợp với Microsoft Teams ngay.
Bảo mật: Là một phần của Office 365, Microsoft Teams cung cấp tính năng bảo mật tiên tiến và tuân thủ theo chuẩn toàn cầu của đám mây Microsoft. Dữ liệu được mã hóa toàn thời gian và được bảo trợ bởi một mô hình hoạt động minh bạch không truy cập vào dữ liệu khách hàng. Bộ nhận dạng nhiều tầng cung cấp bảo vệ danh tính nâng cao giúp đảm bảo dữ liệu an toàn trong nhóm. Ngoài ra, Microsoft Teams sẽ hỗ trợ các chuẩn bảo vệ dữ liệu và tuân thủ trọng điểm, như các điều khoản xử lý dữ liệu với như các điều khoản chuẩn Liên minh châu Âu (HIPAA BAA), ISO 27001, ISO 27.018, và báo cáo SSAE 16 SOC 1 và 2.
“Office 365 được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu độc đáo của từng nhóm riêng biệt, với các ứng dụng dựng theo yêu cầu làm việc của các thành viên theo mục tiêu. Tích hợp với Microsoft Teams, tại không gian này, Microsoft Outlook, SharePoint, PowerPoint hay Words hoặc Excel,.. đều có thể dễ dàng được mở để nhóm làm việc, cập nhật cùng nhau và đồng thời theo dõi sát tiến độ. Đây là công cụ giúp trao quyền cho các nhóm làm việc linh hoạt và hiệu quả hơn nữa”, ông Nguyễn Vũ Thắng, Giám đốc sản phẩm Office, Microsoft Việt Nam kết luận.