Theo Neowin, mục tiêu của điều này được Microsoft giải thích là nhằm cho phép chatbot phát triển nhanh hơn, tập trung nhiều hơn vào sự đổi mới cụ thể cho thị trường. Xiaoice cũng sẽ cố gắng xây dựng một “hệ sinh thái thương mại”. Mặc dù ban đầu nó chỉ là một sản phẩm của Trung Quốc, Xiaoice đã mở rộng sang Nhật Bản (dưới tên Rinna) và Indonesia.
Công ty Xiaoice của Microsoft sẽ bao gồm một số tên tuổi lớn trong hàng ghế lãnh đạo, bao gồm cựu giám đốc điều hành Baidu Lu Qi - người từng làm việc trong bộ phận AI của Microsoft. Ngoài ra còn có Jing Kun - người giúp khởi động Xiaoice và Harry Shum - người đứng đầu bộ phận AI & Research của Microsoft đến tháng 11.2019. Shum sẽ đảm nhận vai trò như là chủ tịch cho Xiaoice.
Vào cuối năm 2018, Microsoft tiết lộ chatbot của hãng đã thu hút có 660 triệu người dùng và nó có một số chức năng độc đáo, chẳng hạn như có thể thiết kế hình ảnh của riêng mình. Microsoft sẽ duy trì cổ phần của mình trong công ty mới và Xiaoice sẽ sử dụng công nghệ được Microsoft cấp phép để tiếp tục phát triển chatbot.