Mô hình kinh doanh văn phòng mới cho các Startup

Mô hình kinh doanh văn phòng mới cho các Startup
Tạp chí Nhịp sống số - Mô hình không gian làm việc mới với tên gọi co-working space (không gian làm việc chung) đang xuất hiện ngày càng nhiều và nhắm đến cộng đồng startup (khởi nghiệp).

Tại Việt Nam, những năm 2007 - 2008, tại Hà Nội và TP.HCM, để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính của các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa hoặc nhu cầu ngắn hạn của các DN nước ngoài đến Việt Nam thực hiện dự án, một vài chủ đầu tư đã phát triển loại hình văn phòng “ảo” ở các quận trung tâm (như Regus, Lạc Việt, Công ty CP Mạng Truyền thông Quốc tế IncomNet...) với giá cho thuê từ 12 - 13 triệu đồng/tháng.

Theo đó, DN có thể thuê địa chỉ “thực” để làm điểm giao dịch, thuê phòng làm việc có diện tích vừa phải theo tuần, tháng (có phòng họp, dịch vụ tổng đài chung).

Sau này, các chủ đầu tư bất động sản phát triển thêm loại hình Office-tel (căn hộ diện tích nhỏ, khoảng 30m2, chủ nhân vừa sử dụng để ở, vừa làm

Mô hình kinh doanh văn phòng mới cho các Startup

“Với 3 tầng của tòa nhà Miss Áo Dài tại trung tâm Sài Gòn, co-working space Dreamplex nếu mở ra để thu lợi nhuận hàng tháng từ việc cho thuê văn phòng thì chắc chắn không thể có lời vì doanh thu hàng tháng theo tính toán chỉ có thể “lấy thu bù chi”. Nhưng theo Trung Tín, lợi nhuận lớn hơn về lâu dài là kết nối và xây dựng được nguồn dự án và ý tưởng khởi nghiệp. Khi đó, mình hy vọng sẽ có thể đầu tư vào nguồn ý tưởng và nhân lực quý giá này. Đó chính là mục tiêu của tôi khi xây dựng Dreamplex”, anh Trung Tín nói.

Trước Dreamplex không lâu, hồi tháng 9/2015, tại Hà Nội, một co-working space lấy tên là Toong (viết tắt của từ Tổ ong) cũng đã ra đời trên không gian 750m2 ở phố Tràng Thi - một trong những con phố vàng của thủ đô.

Toong gồm 2 tầng với mức giá thuê từ 4 USD/3 giờ đến 446 USD/tháng. Nhà sáng lập Toong, Đỗ Sơn Dương từng có kinh nghiệm làm tư vấn thương hiệu tại Richard Moore và anh rất hy vọng có thể chia sẻ những kinh nghiệm làm việc của mình để giúp các startup phát triển hiệu quả.

“Là người từng tư vấn cho nhiều DN tại nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi nhận thấy cộng đồng startup Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Bản thân Toong cũng muốn thu hút các thành viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau - những người có chung ý tưởng cải tiến sản phẩm và dịch vụ mới nhằm tạo ra lợi ích cho xã hội”, Đỗ Sơn Dương chia sẻ.

Theo Đỗ Sơn Dương, Toong là mô hình co-working đầu tiên tại Hà Nội - nơi các công ty khởi nghiệp có thể tìm được không gian và những tiện ích để phục vụ hoạt động của họ. “Các vị trí làm việc cố định tại tầng 3 đã được một số công ty nước ngoài và cá nhân đặt thuê gần hết. Lĩnh vực hoạt động của khách thuê khá đa dạng: đầu tư độc lập, giáo dục, truyền thông, tài chính...”, vị giám đốc trẻ tiết lộ. 

Toong cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý và linh hoạt cho cả những nhóm khởi nghiệp nhỏ, hoặc từng cá nhân. Quan trọng hơn, Toong đang xây dựng được cộng đồng bên trong đó. Từ việc chọn những người ưu tú nhất từ nhiều mảng kinh doanh để cùng làm việc trong không gian này đến việc tạo ra những hoạt động để mọi người có thể tương tác, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau.

 

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.