Nga và Hàn Quốc tràn lan malware khống chế người dùng "cầu cứu" ngân hàng

Nga và Hàn Quốc tràn lan malware khống chế người dùng
Tạp chí Nhịp sống số - Loại malware này nguy hiểm ở chỗ có thể giả làm ứng dụng ngân hàng, trừ tiền và thậm chí sau đó còn ngăn họ gọi điện tới ngân hàng để "cầu cứu".

Xuất hiện malware ngăn người dùng

Được phát hiện lần đầu năm 2013, malware Android.Fakebank.B là một ứng dụng di động có thể giả sao chép và tự động cài đè lên một số ứng dụng ngân hàng cho smartphone. Sau khi đã lừa được người dùng đăng nhập tài khoản ngân hàng và trừ tiền trong tài khoản, ứng dụng này thậm chí còn có thể chặn tất cả các cuộc gọi từ smartphone "nhiễm độc" tới tổng đài của ngân hàng để "cầu cứu".

Đặc biệt, malware này có thể xác định ngân hàng mà mình đang giả danh, sau đó tìm và chặn toàn bộ những số liên lạc tổng đài tới ngân hàng đó. Hiện tại, chỉ người dùng tại Nga và Hàn Quốc cho biết đang gặp phải loại malware này.

Nếu nhận thấy đang bị "trừ tiền oan" trong tài khoản ngân hàng, và sau đó cũng không thể gọi tới tổng đài để giải quyết vấn đề, người dùng nên ngay lập tức trực tiếp tới chi nhánh gần nhất để đóng tài khoản của mình. Nếu không tiện, người dùng cũng có thể gọi bằng máy bàn hoặc gửi email.

Theo công ty giải pháp bảo mật Symantec, đơn vị phát hiện ra malware này khuyên người dùng nên dùng những cách sau để tránh malware:

- Cập nhật đầy đủ các bản vá phần mềm

- Không tải các ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng, chỉ nên sử dụng các nguồn chính thống

- Chú ý tới các quyền truy cập của ứng dụng đang sử dụng

- Cài đặt và sử dụng một ứng dụng bảo vệ di động

- Thường xuyên sao lưu dữ liệu trên máy

Trên đây là một số gợi ý từ một hãng bảo mật, và người dùng nên ít nhất thử qua những cách thức này nếu muốn smartphone và tài khoản ngân hàng của mình được an toàn.

Theo Phone Arena

Có thể bạn quan tâm