Nga và Việt Nam có tiềm năng hợp tác về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Nga và Việt Nam có tiềm năng hợp tác về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Tạp chí Nhịp sống số - Chuyên gia Nga đánh giá cao tiềm năng hợp tác về trí tuệ nhân tạo giữa Nga và ASEAN, trong đó có Việt Nam do Việt Nam có nhu cầu lớn về thanh phố thông minh, ứng dụng trong giao thông đường bộ, y tế.

Đọc báo cáo tại Hội nghị quốc tế "Nga và ASEAN trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Động lực hợp tác, tiến trình khu vực và bối cảnh Toàn cầu" do Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) tổ chức ngày 13/10, ông Yevgeny Vlasov - Phó Hiệu trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế của Đại học Liên bang Viễn Đông, cho rằng hiện nay công nghệ trí tuệ nhân tạo rất phù hợp cho việc phát triển mối quan hệ giữa Nga và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam.

Theo ông Vlasov, Nga đã tích lũy được tiềm năng đáng kể cả về công nghệ cũng như kiến thức về công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực pháp lý và quy định, nhân văn…

Theo ông Vlasov, trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực như hành chính công, thành phố thông minh và y tế.

Ông Vlasov cũng nêu ví dụ việc Đại học Liên bang Viễn Đông của ông và ngân hàng lớn của Nga Sberbank hợp tác phát triển Atlas toàn cầu về trí tuệ nhân tạo hay dịch vụ công điện tử Gos Uslugi của Liên bang Nga.

Ông Vlasov cho rằng hướng phát triển này có thể rất quan trọng trong hợp tác giữa Nga và ASEAN, trong đó có Việt Nam do Việt Nam có nhu cầu lớn về thanh phố thông minh, ứng dụng trong giao thông đường bộ, y tế, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Ông Vlasov cũng đánh giá Việt Nam là "mảnh đất màu mỡ" mà tất cả các start-up công nghệ và FinTech trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể triển khai với sự tham gia của một lượng lớn các khoản đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/3/2023, Tập đoàn Intel đã ra mắt hai sáng kiến thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất thuộc Chương trình Xúc tiến AI PC: Chương trình dành cho Nhà phát triển AI PC và bổ sung các nhà cung cấp phần cứng độc lập vào chương trình.