Sau tuyên bố của Tim Cook, nhóm “fan” ủng hộ Apple, Google và Microsoft cùng hàng loạt các hãng công nghệ lớn khác đang gay gắt lên tiếng phản đối yêu cầu giảm độ bảo mật của thiết bị với lý do để dễ dàng xử lý tội phạm.
“Việc giảm độ bảo mật thiết bị hay tạo ra những lỗ hổng bảo mật để xâm nhập các thiết bị được mã hóa để phục vụ cho lực lượng hành pháp rồi sẽ vô tình tạo nên những cơ hội lợi dụng cho chính tội phạm”, theo Dean Garfield, CEO của công ty Information Technology Industry Counsel (ITIC).
Ông cũng chính là đại diện kết hợp của Facebook, Twitter và AOL. “Điều này chắc chắn sẽ tạo nên những hậu quả khôn lường về tài chính và kinh tế trong toàn xã hội”, Dean Garfield nói.
Áp lực từ chính phủ đã tiếp tục tăng lên vào hôm này, sau vụ tấn công tại Paris. Và trong khi bảo mật giao tiếp là một tính năng để bảo vệ người dùng, các chính phủ (cụ thể là Anh và Mỹ) đang cho rằng việc tạo ra những lỗ hổng bảo mật sẽ giúp họ ngăn chặn và thu thập những dữ liệu mã hóa nguy hiểm.
Tất nhiên, việc tạo ra những lỗ hổng này sẽ giúp các cơ quan an ninh và tình báo có thể hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, nhưng điều này sẽ “giết chết” hoàn toàn mục đích của mã hóa.