Nhà nông ứng dụng CNTT: "Thu hoạch" lớn nhất không chỉ là giải thưởng

Nhà nông ứng dụng CNTT:
Tạp chí Nhịp sống số - Tiếp cận các thông tin khoa học – công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, trao đổi cùng bạn hàng, nhà cung cứng... và đặc biệt là bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất – kinh doanh, nông sản. Đó là bức tranh toàn cảnh được đưa ra từ cuộc thi “Nông dân với Công nghệ thông

Theo đại diện Ban tổ chức, tại nhiều quốc gia, việc


Đồng chí Lại Xuân Môn trao giải cho các thí sinh đoạt giải Nhất - Nhì - Ba của cuộc thi

Vượt qua 63 thí sinh đến từ các tỉnh thành khác, anh nông dân trẻ Bùi Văn Xuân (Hòa Bình) đã giành được giải Nhất cuộc thi “Nông dân với CNTT” năm 2016. Cùng đó, Lễ trao giải diễn ra tại Hà Nội tối 2/10 cũng đã vinh danh 2 thí sinh đoạt giải Nhì là Trần Nam Trang (Đồng Nai), Đỗ Anh Đức (Thanh Hóa) và 3 thí sinh đoạt giải Ba là Vũ Chí Quang (Kon Tum), Nguyễn Minh Nhựt (Đồng Tháp), Hà Thị Thu (Quảng Ninh).

Trước đó, các thí sinh đã trải qua vòng xét và thi tuyển được tổ chức tại 63 tỉnh, thành phố... để chọn ra 63 cá nhân xuất  sắc nhất đại diện cho gần 15 triệu hộ nông dân Việt Nam về Hà Nội tham dự Vòng thi cấp Quốc gia.

Tại vòng thi này, trong thời gian 60 phút, các thí sinh đã trải qua các phần thi thực hành trên máy tính, bao gồm: thi trắc nghiệm; Soạn thảo văn bản với nội dung về ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh của cá nhân, gia đình hoặc tổ nhóm liên kết sản xuất mà mình tham gia; Kỹ năng sử dụng mạng Internet để truy cập khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong trồng trọt, chăn nuôi… và thao tác gửi - nhận thư điện tử.

Kết thúc một đêm trao giải đầy cảm xúc, những người nông dân vẫn ngượng nghịu trước ánh đèn sân khấu và sự "bao vây" của báo chí đã có những chia sẻ chân chất và hồn nhiên về việc ứng dụng CNTT vào công việc hàng ngày của mình. Khi được hỏi, họ cho biết: Từ cuộc thi này, "thu hoạch" lớn nhất không chỉ là giải thưởng, mà còn là rất nhiều kiến thức, kỹ năng, ý tưởng mới...

"Với 3 hecta trồng cam Cao Phong, việc ứng dụng CNTT của chúng tôi chủ yếu vẫn là tìm hiểu thị trường, tự giới thiệu sản phẩm để đẩy mạnh "đầu ra" cho cam. Thay cho việc "cắm đầu cắm cổ" trồng và thu hái như trước, nay cam của chúng tôi cũng có "định hướng" hơn, biết đóng gói bao bì phù hợp hơn... nói chung là thuận lợi hơn khi tiêu thụ", anh Bùi Văn Xuân cho biết. Theo anh, "thu hoạch" lớn nhất từ cuộc thi này chính là có thêm nhiều người bạn mới cùng chung "chí hướng" đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào việc sản xuất - kinh doanh, gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam. 

"Đến với cuộc thi này, chúng tôi quen được nhiều bạn mới, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức... Về quê hương, tôi sẽ dùng chính "bài thi" của mình để áp dụng, phổ biến những kiến thức, kỹ năng mới, giúp lan tỏa nhiều hơn đến những hộ nông dân khác" - anh Đỗ Anh Đức (Thanh Hóa, giải Nhì) cho biết. Được biết, ngoài việc chia sẻ kiến thức với những người xung quanh, anh Đức còn lập website mua bán, giới thiệu đặc sản xứ Thanh, bước đầu "đặt chân" vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Chia sẻ về ý tưởng và động lực để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quyết định phát động cuộc thi qui mô toàn quốc này, đồng chí Lại Xuân Môn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - cho biết: "Nghị quyết lần thứ 12 của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, xác định rõ chủ trương “đẩy mạnh cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng KH&CN, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia, an toàn VSTP; tổ chức lại SX, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị… khuyến khích liên kết hộ nông dân với các tổ chức tín dụng, tổ chức KHCN và doanh nghiệp. Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên có vai trò của tổ chức Hội và người nông dân. Vì vậy Hội thấy cần phải làm cho người nông dân Việt Nam, chủ thể chính trong phát triển nông nghiệp, phải hiểu và ứng dụng tốt CNTT vào sản xuất nông nghiệp, từng bước xây dựng giai cấp nông dân VN phát triển toàn diện, có vậy mới xây dựng đất nước trở thành đất nước công nghiệp hiện đại. Việc tổ chức Cuộc thi này, để hội viên nông dân trên khắp mọi miền đất nước hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp, và đời sống từ đó có vận dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người nông dân".

Bà Phạm Thị Hồng Mai - Phó GĐ Công ty IPC, Ban tổ chức cuộc thi - cho biết: "Qua quá trình tiếp xúc với các thí sinh nông dân, Ban tổ chức nhận thấy người nông dân nhiều nơi đã biết ứng dụng CNTT rất linh hoạt vào các khâu, không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn đào sâu, nghiên cứu, khám phá qua Internet và đặc biệt là tự tiếp thị và tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình. Tôi cho rằng bên cạnh những yếu tố hạ tầng viễn thông - kết nối, thiết bị đầu cuối, hệ thống thông tin - cơ sở dữ liệu, sự hỗ trợ của các nhà mạng Viễn thông và vai trò của các cơ quan quản lý ... rất cần truyền thông, tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người nông dân về những tiện ích mà CNTT mang lại; Đào tạo và hỗ trợ nông dân phổ cập kiến thức cơ bản về CNTT, về quy trình sản xuất, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm của Nông dân, trên cơ sở tạo ra chuỗi liên kết giữa Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà nhà nông - Doanh nghiệp”.

Cuộc thi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khởi xướng và chủ trì với sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Cuộc thi còn có sự đồng hành của Ngân hàng VietinBank, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ).
Hệ thống giải thưởng bao gồm: 1 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng; 2 giải Nhì trị giá mỗi giải 20 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 10 triệu đồng và 57 giải Khuyến khích, mỗi giải 3 triệu đồng.

 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều báo cáo phân tích và ý kiến của các chuyên gia cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường việc làm trong năm 2024, làm trầm trọng thêm tình trạng phân hóa lao động giữa các thế hệ và ở những nền kinh tế mới nổi.