Thị trường điện máy Việt Nam đang gặp một số bất lợi từ tình hình kinh tế vĩ mô, tuy nhiên những khó khăn này chỉ là tạm thời. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế năng động, cơ sở hạ tầng tốt và văn hóa tiêu dùng "cởi mở", có thể dự đoán thị trường điện máy Việt Nam sẽ khởi sắc vào nửa cuối năm nay, đó là nhận định được ông Arel F. Atakol - Tổng Giám đốc Beko châu Á - Thái Bình Dương - đưa ra trong buổi trao đổi với báo giới mới đây.
Việt Nam là "bến đỗ" đầu tiên cho nhiều công nghệ độc quyền của Beko
Với thông điệp "Lựa chọn bền vững, sống chuẩn chất Âu", danh mục sản phẩm mới của Beko vừa ra mắt thị trường điện máy Việt Nam "trải" khá rộng: từ máy rửa bát, thiết bị nhà bếp với bếp điện từ, máy hút mùi, lò nướng âm tủ, lò vi sóng… đến các dòng điện gia dụng cỡ vừa và lớn như tủ lạnh, máy giặt, máy giặt sấy, máy nước nóng, tủ lạnh...
Đặc biệt, theo đại diện của Beko, hãng lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để mang đến những công nghệ hiện đại, độc quyền. Ví dụ, công nghệ HarvestFresh và NutriFreeze trong sản phẩm tủ lạnh hai cửa hoàn toàn mới của hãng. Theo đó, công nghệ HarvestFresh - Ánh sáng vi chất, mô phỏng chu kỳ ánh sáng của mặt trời trong vòng 24h để lưu trữ rau củ luôn tươi ngon, giữ trọn vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Bên cạnh đó, công nghệ NutriFreeze - đông mềm chuẩn Âu ở mức -3oC, giúp người dùng lưu giữ thực phẩm tươi ngon đến 7 ngày, cắt thái dễ dàng, không cần rã đông. Hai công nghệ này giúp các gia đình tủ lạnh Beko có thể lưu trữ và sử dụng cân bằng giữa rau, chất xơ và đạm thịt cá... Ngoài ra, Beko còn là thương hiệu cung cấp hệ thống Làm lạnh kép NeoFrost ngay cả trên những dòng tủ nhỏ 250 lít, giúp lưu trữ thực phẩm tươi lâu hơn, làm lạnh nhanh hơn và không lẫn mùi thực phẩm.
Hay với sản phẩm máy rửa chén ứng dụng công nghệ CornerIntense - tay phun đặc biệt, giúp nước được phun đến mọi ngóc ngách nhờ vào chuyển động theo hình chữ nhật, để bát đĩa luôn sạch sâu sáng bóng. Cùng đó là công nghệ SelfDry - mở cửa tự động cuối chu trình để máy có thể thoát hơi nước, làm khô bát đĩa nhanh chóng.
Đặc biệt, Beko chính thức giới thiệu máy rửa chén được trang bị tính năng AutoDose lần đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam. AutoDose giúp máy tự định lượng dung dịch tẩy rửa cho phép bạn bỏ qua bước nạp chất tẩy rửa trong cả tháng vì nó có thể đo lường và tối ưu lượng nước rửa chén từ lần đầu sử dụng, mang đến trải nghiệm vệ sinh chén dĩa vừa đơn giản, vừa trọn vẹn nhưng cũng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Theo đại diện Beko, trên thị trường hiện có một vài thương hiệu đã sử dụng công nghệ này nhưng phải sử dụng bộ chia dung dịch tẩy rửa riêng của hãng. Trong khi tính năng AutoDose của Beko giúp máy không bị lệ thuộc vào một loại nước rửa bát cố định.
Chiến thuật "nhập gia tùy tục" để gia tăng thị phần trên thị trường điện máy Việt Nam
Theo ông Arel F. Atakol, để đánh giá về thị trường, Beko đã nghiên cứu thị trường Đông Nam Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng từ cách đây 10 năm. Từ đó, Beko đã đầu tư mạnh vào khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả việc mở các công ty ở các quốc gia và nhà máy tại Thái Lan.
Để phục vụ việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, Beko luôn dựa vào những báo cáo, nghiên cứu thị trường độc lập- chẳng hạn như của GfK. Qua các dữ liệu đó, Beko đã đầu tư vào khu vực Đông Nam Á đa dạng các sản phẩm từ máy giặt tới các sản phẩm gia dụng cao cấp như máy rửa chén, các thiết bị nhà bếp tiêu chuẩn châu Âu... Với sản phẩm tủ lạnh, Beko cũng đã cải tiến và học hỏi từ những nhu cầu tiêu dùng trong nước để mang lại những sản phẩm phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu của người Việt", ông Arel F. Atakol nói.
Vậy so với thị trường các quốc gia Đông Nam Á, thị trường Việt Nam có sự phát triển ra sao, thưa ông? Định hướng của Beko tại thị trường Việt Nam là gì?
Đối với Beko, vị trí của Việt Nam trong khu vực rất quan trọng. Thị trường Việt Nam được Beko đánh giá là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế năng động, cơ sở hạ tầng tốt. Văn hóa tiêu dùng của Việt Nam nói chung là "cởi mở" - về cơ bản khá gần và chấp nhận những cái mới của thị trường châu Âu. Chúng tôi mong muốn sẽ đem giá trị của một trong những thương hiệu hàng đầu châu Âu về Việt Nam. Và đó là mục tiêu của Beko ở Việt Nam trong ba năm tới.
Bên cạnh đó, ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Beko đã có mặt ở thị trường Úc và New Zealand, thị trường Trung Quốc và 8 quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Thị trường Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt so với các thị trường khác. Từ sở thích về chất liệu, màu sắc của sản phẩm, chẳng hạn người dùng Việt thích màu đen, chất liệu sản phẩm gương sáng bóng... Hay như máy giặt, trong khi các thị trường khác người tiêu dùng vẫn còn khá quen thuộc với máy giặt của trên thì Việt Nam mình đa số người dùng đã khá quen thuộc và chuộng dùng máy giặt cửa trước từ rất lâu rồi. Điểm nữa là về thiết bị nhà bếp, người Việt rất quen thuộc và sử dụng nhiều sản phẩm bếp điện tử, máy hút mùi. So với những thị trường khác, người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu sử dụng sản phẩm khá gần gũi và tương đồng với thị trường châu Âu. Người Việt Nam rất năng động, rất thích những cái mới mẻ, hiện đại, tiếp thu, thích nghi nhanh chóng công nghệ mới. Đây là điểm khác hẳn so với những thị trường khác ở trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong những sản phẩm Beko ra mắt lần này, có nhiều công nghệ mà Việt Nam là thị trường đầu tiên giới thiệu.
Theo các nghiên cứu của Beko, quyết định chi tiêu của người Việt có gì thay đổi sau đại dịch Covid-19 không, thưa ông?
Ngay trong đại dịch, thói quen tiêu dùng của người dùng cũng thay đổi. Người dùng nghĩ nhiều hơn việc thay đổi thiết bị trong gia đình. Trong đại dịch, chúng ta dành nhiều thời gian ở nhà, thời gian cho gia đình, nên có nhu cầu muốn thay đổi, muốn có những thiết bị tốt nhất trong nhà. Chúng ta cũng muốn lưu trữ đồ ăn lâu và tươi hơn, thiết bị bếp tiện dụng hơn... Vì vậy, nhu cầu sử dụng và sẵn sàng chi tiêu cao hơn ngay trong đại dịch, từ đó thúc đẩy thị trường phát triển nhiều hơn.
Sau đại dịch, thị trường gặp nhiều biến động mà không dự báo trước được. Tuy nhiên, Beko vẫn tin tưởng khó khăn sẽ không kéo dài, nó chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Theo Beko, vào nửa cuối năm 2023, với sự thay đổi về chính sách của Việt Nam, sẽ kích thích thêm nhu cầu của thị trường.
Chiến lược tiếp cận người dùng của Beko tại thị trường Việt Nam?
Chiến lược tiếp cận của Beko đến từ nhu cầu của thị trường. Beko tiếp cận thị trường và người dùng Việt Nam bằng những đầu mục cơ bản: Phát triển và mang tới thị trường những sản phẩm, công nghệ mới nhất; Công nghệ tiên tiến, chất lượng chuẩn châu Âu và Phát triển bền vững. Cùng đó, chúng tôi luôn lắng nghe thị trường, cải tiến sản phẩm để phù hợp với người dùng.
Bên cạnh đó, Beko sử dụng nhiều vật liệu thân thiện với môi trường, cụ thể hóa cam kết bảo vệ môi trường bằng những hành động trên chính các sản phẩm và cả trong quá trình sản xuất. Tham vọng của Beko là đến năm 2030 sẽ tăng được tỉ lệ sử dụng vật liệu tái chế lên 40%, hàm lượng vật liệu sinh học 5% và giảm 50,4% lượng khí thải GHG từ các sản phẩm của mình.