Tuy nhiên, không phải bất kì thiết bị công nghệ nào ra mắt cũng nhận được thành công như dự đoán và đây là 7 sản phẩm
Đứng đầu danh sách là chiếc Galaxy Note7 yểu mệnh. Tất nhiên về mặt hiệu năng và thiết kế, smartphone này được rất nhiều người đón nhận cũng như không ít giới công nghệ trên toàn thế giới ca tụng. Nhưng chỉ sau khoảng 2 tháng "làm mưa làm gió" trên thị trường, chiếc điện thoại này cuối cùng lại bị dừng sản xuất và Samsung buộc phải thu hồi tất cả các máy vì lỗi pin có thể gây ra nhiều vụ nổ trầm trọng.
Đây là một tin sốc cho rất nhiều người yêu công nghệ, thậm chí một số fan hâm mộ còn quyết định giữ lại thiết bị này dù có nguy hiểm thế nào đi nữa, bởi nó quá đẹp và hiệu năng thì hiện tại vẫn chưa có đối thủ nào thay thế được.
2. Google Glass
Tuy là ông lớn trong làng công nghệ, tuy nhiên Google cũng nhận phải thất bại không ít lần. Một trong những sản phẩm hứa hẹn đem lại trải nghiệm mới cho người dùng nhưng lại thất bại thảm hại của họ chính là Google Glass.
Công nghệ và ý tưởng của Google Glass chẳng có gì đáng chê trách. Tuy nhiên, ứng dụng vào thực tế lại hoàn toàn khác. Thiết bị khiến người đeo trở nên kỳ cục và khiến quyền riêng tư của cộng đồng bị đe dọa. Với camera tích hợp, người đeo Glass hoàn toàn có thể quay/chụp lén người khác bằng Glass.
Thêm nữa, Google chưa có lời giải thuyết phục cho các vấn đề an toàn và sức khỏe khi sử dụng Glass như sử dụng Glass trong khi lái xe. Xét cho cùng, Google vẫn chưa trang bị đủ độ thân thiện cho Glass để người dùng có thể đeo thiết bị công nghệ này trên đầu hàng ngày.
3. Apple Pinpin
Không phải bất kì sản phẩm nào được ra mắt bởi Apple đều thành công như dự kiến và chiếc máy Pinpin này là một ví dụ điển hình. Vào năm 1995, Apple cho ra mắt chiếc máy chơi game sử dụng hệ điều hành Mac OS đầu tiên của mình mang tên gọi Pinpin, truyền thống "hét giá" của Apple đã đẩy giá thành sản phẩm lên 599 USD vào thời điểm ra mắt.
Khi được giới thiệu, Pinpin cũng chỉ sở hữu khoảng 10 game và khó lòng cạnh tranh với dòng Sony Playstation thời điểm bấy giờ. Được bán tổng cộng 42.000 thiết bị, Pinpin nhanh chóng rút khỏi thị trường và biến mất không lâu sau đó.
4. Nokia N-Gage
Có lẽ N-Gage là sự tiếc nuối lớn nhất của những người hâm mộ Nokia, máy theo ý tưởng ban đầu được thiết kế để chuyên dành cho các gamer yêu thích sự cơ động. Tuy nhiên với hình thù kì dị và quá khổ, người dùng sẽ trông rất ngớ ngẩn mỗi khi đưa chiếc điện thoại này lên tai để nhận cuộc gọi.
Ngoài ra mỗi khi muốn đổi thẻ game, người dùng buộc phải mở nắp sau và tháo pin mới có thể lắp thẻ được, điều này gây không ít bất tiện. Mặc dù Nokia đã tung ra phiên bản 2 để khắc phục nhưng có lẽ cũng đã quá trễ để họ vực dậy ý tưởng táo bạo này.
Ra mắt vào năm 2003, N-Gage nhanh chóng thu hút được nhiều khách hàng và bán được 5.000 máy trong 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên sau khoảng thời gian này, do nhiều người dùng than phiền về độ bất tiện cũng như một số nguyên nhân khác, càng về sau N-Gage đã không còn hấp dẫn họ nữa và dần dần biến mất.
5. BlackBerry PlayBook
Khi thị trường máy tính bảng bắt đầu nhen nhóm phát triển vào năm 2011, BlackBerry đã tấn công phân khúc này bằng chiếc PlayBook 7 inch với vẻ ngoài khá bắt mắt, màn hình hiển thị ấn tượng cùng giao diện người dùng thân thiện.
Tuy nhiên điểm lạ kì khiến không ít người bất ngờ là PlayBook không hề có ứng dụng xem email. Để xem email, người dùng lúc đó cần sử dụng một phần mềm mang tên Blackberry Bridge để ghép cặp PlayBook với một chiếc điện thoại BlackBerry khác mới có thể xem thư trên thiết bị này.
Bên cạnh đó, ứng dụng trên nền tảng của BlackBerry cũng không được đa dạng nên đã phần nào giới hạn người tiêu dùng đến với sản phẩm của họ.
6. IBM PCjr
Năm 1981, cả thế giới bất ngờ khi IBM cho ra đời chiếc PC 5150 đánh dấu bước khởi đầu của kỷ nguyên máy tính. Tiếp nối hoài bão, IBM ra mắt chiếc PCjr ba năm sau đó, nhưng lại mắc phải sai lầm không đáng có. Được biết, chiếc máy này tương thích với hệ điều hành DOS phổ biến thời bấy giờ, tuy nhiên nó lại không chạy được tới hơn một nửa số ứng dụng trên thị trường.
Hơn nữa, thay vì sử dụng bàn phím như truyền thống, PCjr lại dùng bàn phím không dây vô cùng hiện đại, điều mà ai cũng tròn xoe mắt ngưỡng mộ. Tuy nhiên điều đáng nói là thời điểm này công nghệ không dây vẫn chưa thực sự phát triển và dĩ nhiên bàn phím của chiếc máy này thường xuyên mất kết nối khiến người dùng vô cùng khó chịu.
7. Poma Wearable PC
Về cơ bản, Poma Wearable PC là một tổ hợp thiết bị công nghệ mang mặc, từ đồng hồ thông minh, kính thông minh... Ý tưởng sản xuất ra Poma Wearable PC không hề tệ, thế nhưng những hạn chế kĩ thuật ở thời điểm ra mắt khiến cho sản phẩm rất cồng kềnh. Thêm vào đó, mức giá 1.500 USD khiến cho sản phẩm này chẳng nhận được nhiều sự quan tâm.