Theo các chuyên gia bảo mật hàng đầu như cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) – ông Keith Alexander và CEO của MasterCard - ông Ajay Banga, an ninh mạng phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông Donald Trump với vai trò là người cầm lái con tàu Hoa Kỳ, đồng thời cũng đề nghị Tổng thống mới đắc cử không chỉ tổ chức đào tạo hacker chuyên nghiệp mà còn phải có những bước chuẩn bị để đối phó với bất cứ mối đe dọa không gian mạng nào đến từ phương Tây. Các chuyên gia cũng đưa ra đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế về tấn công mạng nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ tốt hơn.
An ninh mạng – vấn đề ưu tiên của ông Trump
Ủy ban về tăng cường An ninh Mạng quốc gia đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ cần phải tăng cường, nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo các chuyên gia bảo mật, những người mà sau này sẽ phục vụ cho đất nước mà không bao giờ được quyền từ bỏ nhiệm vụ và đi theo các tổ chức bên ngoài Chính phủ. Đây là vấn đề được cho là rất quan trọng trong vài năm qua.
Được biết, tiền lương mà các tổ chức bên ngoài trả cho chuyên gia bảo mật thường cao hơn đáng kể so với những gì mà chính phủ Mỹ và ông
Anonymous muốn John McAfee trở thành một cố vấn an ninh
Anonymous được biết đến là nhóm hacker (tin tặc) khét tiếng nhất thế giới với những con người tài năng nhưng lập dị. Anonymous ra đời từ năm 2003 thông qua một lời kêu gọi trên diễn đàn 4chan. Biểu tượng của nhóm là người đàn ông không đầu và chiếc mặt nạ và nhóm này đã tung hoành khắp thế giới, đỉnh cao là năm 2011 với 25 chiến dịch và năm 2012 với 31 chiến dịch. Cũng trong năm 2012, tạp chí Time xếp Anonymous đứng thứ 36 trong số 100 người ảnh hưởng nhất thế giới.
Nhóm này thường tấn công theo các sự kiện nhằm thể hiện quan điểm chính trị nào đó, như đánh sập hệ thống của HBGary Federal vì đã hợp tác với FBI; thách thức PayPal, Visa, MasterCard vì không hỗ trợ Julian Assange (ông chủ WikiLeaks) hay tấn công website của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối luật kiểm duyệt Internet.
Anonymous cũng đánh sập các trang về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến, các cơ quan bảo vệ tác quyền, Hiệp hội Phim ảnh, Hiệp hội Công nghiệp thu âm của Mỹ, tập đoàn Sony. Thậm chí, nhóm đã trộm hàng nghìn thẻ tín dụng của Apple, Lực lượng không quân Mỹ... rồi chuyển tiền cho các tổ chức từ thiện với mục tiêu tặng 1 triệu USD nhân dịp giáng sinh và năm mới cho người nghèo.
Còn John McAfee được biết đến là cha đẻ phần mềm diệt virus thương mại đầu tiên trên thế giới và năm ngoái ông này cũng bày tỏ ý định ra tranh cử chức Tổng Thống thứ 45 của Mỹ.
Vì sao một tổ chức như Anonymous lại muốn John McAfee trở thành một cố vấn an ninh? Quay trở lại vấn đề của Mỹ. Ông Donald Trump cũng đã được khuyên là nên thuê một cố vấn an ninh mạng và một đại sứ không gian mạng để làm việc cùng nhau vì một chiến lược an ninh mạng quốc gia trong những tháng đầu tiên ông ở cương vị Tổng thống Mỹ, và người đó không chỉ là chuyên gia bảo mật hiện đang làm việc cho các công ty lớn nhất mà còn là giáo sư, là nhà nghiên cứu.
Nhóm Hacker Anonymous mới đây đã công bố một chiến dịch cộng đồng nhằm hỗ trợ cho ông John McAfee trở thành nhân viên cố vấn an ninh mạng cho chính quyền của Tổng thống Trump, tuy nhiên cả ông Trump lẫn ông John McAfee đều cho biết không quan tâm đến động thái của nhóm hacker nói trên.
Cũng trong thời gian này, Ban Hội thẩm cũng đang tư vấn cho ông Trump đưa ra các chính sách ưu đãi cho các công ty nhằm phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm bảo mật ở Mỹ, cách làm này là hoàn toán trái ngược với những gì mà Tổng thống mới đắc cử nhắm đến trong suốt quá trình vận động tranh cử của mình.
Ông Trump đã nhiều lần kêu gọi Apple mở khóa các thiết bị của mình để trợ giúp Cục điều tra Liên Bang Mỹ thu thập các bằng chứng phạm tội từ một chiếc iPhone, những đề nghị như vậy chỉ được thực hiện khi Apple đồng ý cho cài phần mềm backdoor trên các thiết bị. Bằng không, thì các cơ quan chức năng không có cách nào có thể xâm nhập vào bên trong cơ sở dữ liệu của các thiết bị Apple.
Hiện ông Trump vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận từ những lời đề xuất trên, nhưng chắc chắn chính quyền của ông này tốn không ít công sức trong việc tăng cường an ninh mạng ở Mỹ.