Theo đó, Ngày
Tham gia vào chương trình Online Friday 2016, hơn 700.000 người tiêu dùng đã có trên 18.000.000 lượt xem và tương tác với các khuyến mãi trên hệ thống Online Friday. Năm 2016, người tiêu dùng có thể tham gia vào các hoạt động mua sắm trực tuyến, đồng thời cũng có thể lấy coupon/voucher để đến mua sắm tại các cửa hàng, trung tâm thương mại tham gia vào chương trình.
Đặc biệt, chương trình Deal Shock trong 24h với những sản phẩm giảm giá shock như iPhone 7 có giá chỉ từ 9.000.000đ – 11.000.000đ, điều hòa Nagakawa phân phối chính hãng giá 1000đ cùng hơn 120 đầu sản phẩm giảm giá từ 2.000.000đ đến 6.000.000đ. Chương trình đã thu hút hơn 92,000 lượt quét mã sản phẩm với trên 16,000 người tham gia trúng các coupon mua sắm với các mức ưu đãi khác nhau.
Online Friday 2016 đã áp dụng các công nghệ quét giá niêm yết của sản phẩm, so sánh với giá thị trường từ dữ liệu hơn 13,000,000 bản ghi của websosanh, topgia, chongiadung để tiến hành chấp nhận hoặc hạ sản phẩm có giá niêm yết cao hơn quá 10% so với giá thị trường. Từ ngày 25/11 đến trước thời điểm khởi động chương trình, hệ thống đã rà soát được hơn 280.000 sản phẩm và hạ 60.000 sản phẩm có giá niêm yết cao hơn so với giá thị trường. Đối với các sản phẩm không có hoặc không kịp cập nhật thông tin quét giá, Ban tổ chức tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng từ tính năng PHẢN ÁNH để tiến hành thống kê và xử lý các khuyến mãi và doanh nghiệp tham gia chương trình thiếu nghiêm túc.
Thống kê trong ngày 2/12, trong số 600 phản ánh, số lượng phản ánh Giá niêm yết cao hơn nhiều so với giá thị trường chiếm 25% (giảm một nửa so với tỷ lệ phản ánh tương ứng trong ngày Online Friday Mua sắm mùa Thu là 52%); số lượng phản ánh Khuyến mãi không đúng như mô tả trên website Online Friday và website doanh nghiệp là 24%, chỉ số tăng cao đén từ 2% sản phẩm của các doanh nghiệp bị upload sai giá và không đồng bộ thông tin giữa giá đăng ký tham gia Online Friday và trên website doanh nghiệp; các nhóm phản ánh khác như: Đường dẫn link sản phẩm không đúng, Hết hàng trên website doanh nghiệp lần lượt chiếm 11,8% và 8,4%; còn lại là các nhóm khuyến mãi khác.
Ngay trong ngày 2/12, Ban tổ chức đã tiến hành rà soát và xử lý các sản phẩm bị phản ánh. Với các doanh nghiệp bị nhiều phản ánh hết hàng, Ban tổ chức tiến hành hạ thông tin sản phẩm bị phản ánh. Với các doanh nghiệp nhận được nhiều khuyến mãi phản ánh giá niêm yết cao hơn giá thị trường, Ban tổ chức tiến hành dán nhãn cảnh báo lên tất cả chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp.
Theo Ban tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong thành công của Online Friday 2016 là sự tham gia của nhiều đối tác về hạ tầng, công nghệ. Đơn cử, số lượt truy cập tại thời điểm cao nhất lên đến 42,000 người nhưng hệ thống vẫn hoạt động đảm bảo, nhờ có FPT Online là đối tác hỗ trợ hạ tầng công nghệ.
Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp sản xuất, với vai trò vừa cung cấp khuyến mãi tốt cho người tiêu dùng, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ như Acer, Asus, HP, Oppo, Nagakawa; các đơn vị chuyển phát như VnPost, Viettel Post với các chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp tham gia Online Friday; Các ngân hàng, tổ chức thanh toán với tổng giá chị Cash-back lên đến trên 2 tỷ đồng; các đối tác về dữ liệu so sánh giá như Websosanh, Topgia, Chongiadung đã giúp chương trình và người tiêu dùng có thêm công cụ để loại bỏ các khuyến mãi kém chất lượng.