Đã gần hai thập kỷ kể từ khi làn sóng
Việt Nam vươn lên đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng Điểm đến Outsourcing hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2017
Từ câu chuyện về “giá” tại Ấn Độ
Những năm 2000, sau khi kinh tế Ấn Độ đã và vẫn tăng trưởng vượt bậc nhờ đóng góp lớn của lĩnh vực Outsourcing, quốc gia này lại phải đối mặt với vấn nạn “Chảy máu chất xám”. Các kỹ sư, chuyên gia giỏi lần lượt ra nước ngoài bởi lời mời gọi của những tập đoàn lớn với mức lương hấp dẫn, đời sống cao hơn, môi trường phát triển hiện đại hơn.
Để giải quyết vấn đề này, Ấn Độ tìm cách giữ chân các nhân tài bằng việc tăng lương, đầu tư mạnh tay hơn cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, cùng các chế độ hấp dẫn cho chuyên gia. Động thái này đã tác động ngược trở lại giá ngành Outsourcing của Ấn Độ. 2018 là năm thứ 2 liên tiếp tỉ lệ thất nghiệp trong ngành IT gia tăng và cũng là năm ngành BPO tại Ấn Độ sụt giảm việc làm ở mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua theo báo cáo của NASSCOM. Vấn đề tăng giá nhân công tại Ấn Độ đã khiến dòng tiền Outsourcing chảy về các nước có giá nhân công rẻ hơn và một trong số đó là Việt Nam.
Đến cơ hội tăng giá tại Việt Nam
Việt Nam từ khi bắt vào làn sóng Outsourcing cũng đã nghiêm túc đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ nhân công. Theo khảo sát của tổ chức EF Education First năm 2017, trình độ tiếng Anh của Việt Nam đứng Thứ 7 Châu Á, chỉ cách Ấn Độ 3 bậc. Tiếng Nhật, Hàn, Trung … cũng đã trở thành các khoa trong không chỉ khối trường đại học ngoại ngữ mà cả khối kinh tế như Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia … Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 23, hơn Ấn Độ 8 bậc theo nghiên cứu của Hacker Rank khi họ khảo sát kỹ năng của hơn 1,5 triệu lập trình viên đến từ 50 quốc gia trên thế giới.
Bảng xếp hạng Chỉ số Thông thạo Tiếng Anh của các Quốc gia châu Á
Nền tảng về chất lượng nhân sự được cải thiện rõ rệt, Outsourcing Việt Nam hoàn toàn có cơ sơ để tăng giá. Nhưng tăng như thế nào để tránh đi vào lối mòn của Ấn Độ? Liệu khi tăng giá, các dòng đầu tư từ khách hàng Outsourcing có rời khỏi Việt Nam và tiếp tục đổ về các quốc gia có giá nhân công rẻ hơn nữa như Sri Lanka hay Bangladesh?
Những lợi thế cạnh tranh còn thiếu
Tăng giá “bền vững” không chỉ là thách thức cho riêng Outsourcing mà còn cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam. Theo “lý thuyết”, chỉ có cách tạo lợi thế cạnh tranh hay giá trị gia tăng khác để tăng được giá mà vẫn vẫn duy trì được quy mô, tốc độ phát triển.
Với Outsourcing, chất lượng dịch vụ đã được đầu tư ở mảng ngoại ngữ và trình độ kỹ thuật. Tuy vậy, những câu chuyện về nâng cao chất lượng chiều sâu khi làm với khách hàng nước ngoài như: thấu hiểu văn hóa; thấu hiểu nghiệp vụ, nắm bắt tổng thể sản phẩm, hệ thống của khách hàng… thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Đó là cơ sở để có thể tăng giá dịch vụ Outsourcing toàn diện đúng nghĩa. Đơn vị cung cấp có thể tự triển khai, thậm chí tư vấn mà không cần phụ thuộc nhiều vào chuyên gia phía khách hàng. Dịch vụ Outsourcing ở Việt Nam dù đã từ lâu muốn thoát khỏi chữ “gia công” nhưng vẫn chưa thực sự có bước đi quyết liệt cho vấn đề này.
Tìm thấy lối ra
Tuy nhiên, cũng đã có những doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng và có hướng đi để bổ sung năng lực cạnh tranh, giúp nâng cao mức giá Outsourcing cho doanh nghiệp. Từ những ông lớn như FPT Software đã có dự án ERP “khủng long” ở thị trường Nhật, hay các công ty tầm trung như CO-WELL Asia cũng đã có thể tự tin nhận những dự án triển khai tổng thế toàn bộ hệ thống chứ không dừng lại ở “may đo”. Vậy họ đã làm thế nào?
Những dự án tổng thể quy mô vừa và nhỏ đã sớm được đưa về để đầu tư nhân lực để triển khai tại CO-WELL Asia
Với FPT, lợi thế về thương hiệu cùng sự phát triển đều cả về công nghệ lẫn quy mô, là những điều kiện đã giúp họ sớm thoát khỏi cái bóng gia công. Còn những công ty tầm trung, như CO-WELL Asia, giải pháp họ lựa chọn là chủ động đào tạo nội bộ, chấp nhận khó khăn về doanh số ban đầu để có cơ hội cho nhân sự phát triển nhanh về kinh nghiệm, hiểu biết thị trường. Sau 5 năm hoạt động trong ngành Outsourcing, đến 2016, CO-WELL Asia đã bắt đầu chuyển mình từ bên trong để tạo cơ hội mới. Những dự án tổng thể quy mô vừa và nhỏ đã được đưa về để đầu tư nhân lực để triển khai. Và chỉ sau 2 năm, CO-WELL Asia đã liên tục nhận về và triển khai hơn 50 dự án theo hình thức này, củng cố năng lực của đội ngũ nhân sự. Hiện nay, CO-WELL Asia cho biết họ đang triển khai một vài dự án tổng thể lớn cho khách hàng là Tập đoàn bán lẻ Số 1 Nhật Bản, giúp nâng tầm kỹ sư nội bộ của họ lên một ngưỡng mới.
Nói cách khác, dịch vụ Outsourcing “full-stack” - dựa trên cơ sở năng lực kỹ thuật và ngoại ngữ sẵn có, cộng thêm sự đầu tư khoan sâu thị trường, tăng khả năng thấu hiểu văn hóa, nắm vững nghiệp vụ - đã và đang trở thành hướng đi sáng tiếp theo giúp cải thiện giá và năng lực tổng thể của Outsourcing Việt Nam. Hi vọng, với hướng đi mới đã có những người tiên phong và đạt được thành công bước đầu này, Outsourcing của Việt Nam sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh mà không còn phải phụ thuộc vào nhân công giá rẻ.