Trước mắt, theo WSJ, mặc dù phái đoàn của Fed đã đến tham quan cơ sở của những doanh nghiệp Start-up trong lĩnh vực mới mẻ này để tìm hiểu thực tế, nhưng cho đến giờ hiện vẫn chưa có một quyết định rõ ràng nào được đưa ra. Báo cáo của WSJ cũng cho biết Fed đang xem xét quyết định của các ngân hàng khi họ nghiên cứu hoạt động của các công ty FinTech để phát hiện nếu có gian lận hay rửa tiền.
Cho đến nay, đã có những đồng tiền kỹ thuật số "phiên bản đặc biệt" được phát hành thử nghiệm tại một số quốc gia, có thể kể ra một số ví dụ như: Ngân hàng RSCoin (Anh), Ngân hàng CAD-Coin (Canada), hay việc Ngân hàng khu vực Banque Regionale de Marches (BRM) và eCurrency Mint Limited hợp tác phát hành tiền kỹ thuật số eCFA...
Trong khi Fed đang khám phá tiềm năng của một đồng Đô-la kỹ thuật số, những ý tưởng về đồng tiền này vẫn còn khá "mơ hồ". Tuy nhiên, Adam Ludwin, Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Chain, một nhà cung cấp blockchain, cho rằng mỗi ngân hàng trung ương đã và đang cân nhắc tiềm năng của đồng tiền kỹ thuật số của chính mình.
Nếu không có việc các ngân hàng trung ương phát hành tiền tệ trên blockchain, công nghệ có thể sẽ không phát huy được hết tiềm năng của nó, nguyên do một phần bởi vì nó sẽ không cung cấp được giải pháp ngay tức thì cho tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt.
Ông này cũng cho rằng nếu đồng Đô-la Mỹ được phát hành trên blockchain, các giao dịch sẽ được tiến hành nhanh hơn rất nhiều.
Liên quan đến việc này, báo cáo của WSJ cho biết Fed cũng đã gặp gỡ R3 – tập đoàn công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán đang dẫn dắt 1 nhóm bao gồm hơn 70 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển ứng dụng blockchain trong hệ thống tài chính.
R3 tin rằng công nghệ blockchain có thể thay đổi cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ mới gần đây, R3 đã chứng minh tiềm năng của công nghệ blockchain ở Bermuda. Và tháng 10 vừa qua, 12 ngân hàng thành viên R3 đã kết hợp với Ripple (một start-up về blockchain) tiến hành thanh toán xuyên biên giới với đồng tiền kỹ thuật số RippleCoin của Ripple bằng công nghệ blockchain. Kết quả là, họ đã có thể chứng minh được sự cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả của các khoản thanh toán qua biên giới bằng cách sử dụng "tài sản kỹ thuật số" của Ripple.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Cục Dự trữ Liên bang không phải là tổ chức duy nhất hiện đang theo dõi sát sao những diễn biến phát triển của FinTech.
Theo WSJ, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ Mỹ (OCC) đã và đang nghiên cứu cách thức mà FinTech dần được ứng dụng trong hệ thống ngân hàng. Trong thời gian tới, nhà quản lý sẽ bắt đầu phát hành Điều lệ Ngân hàng cho các doanh nghiệp FinTech.