Sẽ thu hồi nền tảng số quốc gia không đáp ứng tiêu chí

Sẽ thu hồi nền tảng số quốc gia không đáp ứng tiêu chí
Tạp chí Nhịp sống số - Nội dung này có trong Quyết định số 1230/ QĐ-BTTTT của Bộ TT&TT về khung tiêu chí và quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia.

Nền tảng số quốc gia theo Quyết định 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ TT&TT là nền tảng số với các đặc điểm tại Khoản b, Điều này, bổ sung thêm một số nhóm tiêu chí về yêu cầu chức năng, tính năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) tham gia sử dụng nền tảng; Mức độ người dùng phổ biến; doanh nghiệp (DN) nòng cốt (DN phát triển, vận hành nền tảng số quốc gia); về mô hình cung cấp dịch vụ bảo đảm lợi ích cho người dân, DN và hỗ trợ quản lý của cơ quan nhà nước.

Mức độ người dùng phổ biến

Trong Quyết định số 1230/ QĐ-BTTTT, Bộ TT&TT nêu rõ nền tảng số là hệ thống thông tin có một số đặc điểm, gồm: tập hợp phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu; tạo môi trường điện tử; tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng; sử dụng đơn giản, thuận tiện, linh hoạt…

Theo Quyết định trên, nền tảng đặc trưng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, gồm: khả năng cung cấp dịch vụ của nền tảng; tiêu chí; bảo đảm an toàn thông tin mạng…

nền tảng số quốc gia

Đáng chú ý, văn bản quy định cụ thể các tiêu chí xét duyệt nền tảng số tham gia vào Chương trình CĐS cho các DN nhỏ và vừa (SME) bao gồm 06 nhóm tiêu chí về: Kỹ thuật của nền tảng số; an toàn, an ninh mạng; yêu cầu tính năng, chức năng; mức độ người dùng; DN nền tảng và các nguồn lực; mô hình dịch vụ bảo đảm lợi ích cho người dân, DN và hỗ trợ hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Ngoài ra, văn bản còn nêu rõ, đối với mỗi tiêu chí này đều có các thông tin mô tả, giải thích, ghi chú cho từng nội dung và yêu cầu đảm bảo khi thực hiện cần có tổng kết, có báo cáo kết quả thực hiện đạt, không đạt.

Các tiêu chí không thấp hơn ngưỡng tối thiểu

Để thực hiện được việc đánh giá, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia, văn bản của Bộ TT&TT yêu cầu tuân thủ theo 5 bước. Đó là: Xây dựng Ban hành tiêu chí Nền tảng số quốc gia; Tổ chức đánh giá đáp ứng tiêu chí và cấp giấy chứng nhận; Tổ chức công bố nền tảng số quốc gia; Định kỳ đánh giá; Thu hồi quyết định.

Cụ thể, với bước Xây dựng Ban hành tiêu chí Nền tảng số quốc gia, các cơ quan chủ quản phải cụ thể hóa các tiêu chí bảo đảm phù hợp với tính chất của nền tảng. Đồng thời, có thể xem xét quy định khác nhưng không thấp hơn ngưỡng tối thiểu được ban hành tại quy định này.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản bổ sung thêm các tiêu chí về tính năng, nghiệp vụ chuyên ngành mà nền tảng quốc gia trong lĩnh vực đó cần đáp ứng. Thêm vào đó, văn bản cũng yêu cầu rõ ràng, bộ tiêu chí do cơ quan chủ quản ban hành dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ TT&TT và các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Còn việc tổ chức đánh giá đáp ứng tiêu chí và cấp giấy chứng nhận, cơ quan chủ quản chủ trì tổ chức đánh giá đáp ứng đối với nền tảng do DN nòng cốt đăng ký. Việc này có thể dựa trên cơ sở thành lập Hội đồng hoặc Nhóm chuyên gia hoặc thuê đơn vị có năng lực để đánh giá.

Khi nền tảng số đã đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí được đề ra, cơ quan chủ quản cấp Giấy chứng nhận công nhận nền tảng số quốc gia, với thời gian công nhận là 01 năm từ ngày Giấy chứng nhận có hiệu lực. Cùng với đó, cơ quan chủ quản phải gửi đề nghị tới Bộ TT&TT tổ chức công bố nền tảng số quốc gia. Trong trường hợp Giấy chứng nhận công nhận nền tảng số quốc gia bị mất hoặc bị hư hỏng, sẽ được cấp lại.

Theo Bộ TT&TT, Bộ sẽ sẽ phối hợp với cơ quan chủ quản tổ chức công bố Nền tảng số quốc gia, đăng tải thông tin về nền tảng trên Cổng thông tin nền tảng số quốc gia và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Hàng năm, cơ quan chủ quản sẽ phải rà soát, cập nhật tiêu chí và tổ chức đánh giá lại với các nền tảng số quốc gia đã được công bố. Cuối cùng, trong trường hợp nền tảng số quốc gia đã được công bố không còn đáp ứng tiêu chí nền tảng số quốc gia, cơ quan chủ quản (cơ quan ra quyết định công bố nền tảng quốc gia) ra quyết định thu hồi quyết định đã công bố trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Thống kê cho thấy, năm 2023 trên toàn quốc xảy ra 3.440 vụ cháy, làm 255 người thương vong, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 878 tỷ đồng và 236 ha rừng. Riêng tháng 1/2024 đã có 376 vụ cháy, làm 06 thương vong, thiệt hại gần 74 tỷ đồng và 214,7 ha rừng.