Security World 2020: Xây dựng môi trường trực tuyến an toàn phục vụ Chuyển đổi số

Security World 2020: Xây dựng môi trường trực tuyến an toàn phục vụ Chuyển đổi số
Tạp chí Nhịp sống số - Kinh nghiệm vận hành hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu; các giải pháp công nghệ cấp bách cũng như lâu dài đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức... Đó là những nội dung chính sẽ được đặt ra tại Hội thảo trực tuyến về an ninh, bảo mật (Security World) năm 2020, diễn ra ngày

IDG, Security World, kinh tế số, chuyển đổi số, Security World 2020,
    

Security World là sự kiện thường niên do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) phối hợp cùng Câu lạc bộ CEO|CIO (The CEO|CIO Club) tổ chức. Để phòng chống các nguy cơ lây lan của dịch COVID-19, Security World 2020 được tổ chức với mô hình Hội thảo trực tuyến.

Năm 2020, công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ và mang tầm quốc gia. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính ngân hàng… đều đã bước đầu số hóa. Tiêu biểu như Chính phủ đã vận hành cổng dịch vụ công quốc gia; hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã được mở rộng và đẩy mạnh; hầu hết các ngân hàng đã triển khai dịch vụ ngân hàng số; mạng 5G dự kiến được thương mại hóa trong năm 2020 sẽ nâng mức độ kết nối giữa các thiết bị với hệ thống vận hành lên rất nhiều lần, hình thành một nền kinh tế số vận hành trên nền tảng internet tốc độ cao.

Đặc biệt, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, các chính phủ buộc phải ra các chỉ thị về giãn cách xác hội, từ đó khiến nhu cầu làm việc tại nhà (Work From Home) và chuyển đổi mọi hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hay chính trị xã hội lên trên nền tảng số, trên mạng internet đều tăng vọt.

Theo các chuyên gia, cùng với sự thay đổi theo hướng số hóa tích cực đó là nguy cơ về mất an toàn, an ninh thông tin ở mọi cấp độ, từ cá nhân đến tổ chức. Do vậy, điều mà các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam quan tâm nhất lúc này là giải pháp nào nhằm giúp họ trở nên an toàn hơn trong giai đoạn bắt buộc phải chuyển đổi số này.

Song song với mối nguy về tấn công chiếm đoạt dữ liệu của người dùng, của tổ chức thì nguy cơ tấn công mạng nhằm chiếm quyền điều khiển hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology) của các đơn vị, tổ chức cũng trở nên hiện hữu và đáng lo ngại. Theo thống kê đầu năm 2020 của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), năm 2019 ghi nhận khoảng 5.200 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma vào khoảng 6,5 triệu địa chỉ. Còn số liệu của Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết trong năm 2019, phát hiện trong hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam có trên 10.000 lỗ hổng được tìm thấy. Đáng chú ý khi 6% trong số đó ở cấp độ nghiêm trọng và 23% là có nguy cơ cao. Đánh giá về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, tình hình an ninh mạng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động. Các nguy cơ gây mất ATTT phổ biến trong thời gian tới sẽ là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng… với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.

Trong bối cảnh đó, Hội thảo Quốc gia về an ninh, bảo mật 2020 có chủ đề ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN AN NINH THÔNG TIN THỜI ĐẠI SỐ. Hội thảo sẽ tập trung giới thiệu các vấn đề trọng yếu như kinh nghiệm xây dựng, vận hành hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và bảo mật hệ thống công nghệ vận hành; các giải pháp công nghệ cấp bách cũng như lâu dài đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt, trong hội thảo, các diễn giả cao cấp trong nước và quốc tế cũng sẽ trình bày một số giải pháp tức thời giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể bảo mật hệ thống dữ liệu, hệ thống công nghệ vận hành của mình một cách tốt hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 buộc mọi đơn vị bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi số.

Phiên Tọa đàm cấp cao sẽ tập trung trao đổi về chủ đề  ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ & ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH COVID – 19. Tại đây, bên cạnh việc chia sẻ những kinh nghiệp thực tiễn trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho tổ chức trước những sự cố, thảm họa tự nhiên thì các chuyên gia cũng sẽ đưa ra một số mô hình, một số vấn đề đáng lưu ý trong quá trình đảm bảo an ninh thông tin khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Ngoài các diễn giả xuaát hiện trong phần Báo cáo chính, tham dự phiên tọa đàm còn có một số chuyên gia là CIO, CSO thuộc các tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Singapore, Thái Lan.

Hội thảo gồm một phiên Báo cáo chính và một phiên Tọa đàm cấp cao. Một số chủ đề chính yếu của phiên Báo cáo chính bao gồm:
1. Xu hướng quản trị ATTT năm 2020 -  Bà Trần Phương Hồng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn CNTT, Cty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG.
2. Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm về các mối đe dọa an ninh thông tin cho các Chính phủ, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ và các tổ chức - Bà Peshin Esti, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc phụ trách Ban Không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Israel (IAI)
3. Một số xu hướng tấn công điển hình nhắm vào các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến và giải pháp phòng ngừa - Ông Anthony Lim, Tư vấn trưởng về An toàn, An ninh thông tin và Quản trị mạng, Fortinet Châu Á-Thái Bình Dương
4. Những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin ngành Tài chính-Ngân hàng trong bối cảnh dịch COVID-19 - Ông Stanley EU, Giám đốc vùng, Parasoft Singapore & ASEAN
5. Giải pháp sử dụng BigData để bảo vệ người dùng Internet khỏi các trang web nguy hại - Ông Trần Xuân Hậu, Chuyên gia phân tích dữ liệu Bigdata, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
6. Cảnh báo nguy cơ và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hoạt động làm việc tại nhà và họp trực tuyến mọi cấp độ - Ông Trần Văn Hòa, Nguyên Phó Cục trưởng, Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm sử dụng Công nghệ cao (C50), Bộ Công an.

Có thể bạn quan tâm