
Vụ việc chiếc điện thoại Galaxy Note 7 liên tục phát nổ gây thiệt hại lớn cho người dùng,
Năng lượng của lithium ion được tạo ra từ hai đầu cực dương và cực âm của pin, tuy nhiên cần phải có một vách ngăn giữa hai cực. Nếu các điện cực chạm nhau, năng lượng sẽ bị giải phóng một cách nhanh chóng, tỏa nhiệt và rất dễ phát nổ.
Tuy nhiên, chỉ riêng mẫu điện thoại Galaxy Note 7 là có một lỗi trong quá trình sản xuất dẫn đến áp lực lên các vách ngăn trong pin và khiến cho hai cực âm và dương tiếp xúc với nhau, phát sinh ra nhiệt quá cao.
Trên thực tế, Galaxy Note 7 không phải là mẫu điện thoại thông minh đầu tiên bị phát nổ. .Năm 2004, đã từng xảy ra một vụ nổ pin lithium ion tương tự và đến năm 2009, Nokia đã phải thu hồi 46 triệu pin điện thoại có thể dẫn đến nguy cơ chập điện.
Mặc dù, pin lithium ion đã được biết đến là sẽ gây ra rủi ro từ nhiều năm trước nhưng ngành công nghiệp điện tử vẫn tiếp tục sử dụng loại pin này vì nó mỏng, nhẹ hơn rất nhiều so với các loại pin ít gây hại.
Nhất là khi các nhà sản xuất muốn có thiết bị màn hình lớn hơn, vi xử lý nhanh hơn và mỏng nhẹ hơn mà lại muốn pin mạnh mẽ hơn. Nỗi ám ảnh muốn có thiết bị ngày càng mỏng nhẹ hơn đòi hỏi các nhà sản xuất phải có pin mỏng hơn, đây cũng là lý do khiến các thiết bị điện thoại thông minh hiện nay rất dễ cháy nổ.
Nhiều giả thuyết đặt ra rằng, Samsung đã nâng công suất của pin lithium ion lên khi mà các nhà sản xuất khác đã sử dụng đến 90% công suất của loại pin này, vì vậy mà thiết bị Galaxy Note 7 dễ phát nổ hơn.
Trong quá trình lắp ráp và tối ưu hóa năng lượng, Samsung đã không tính đến độ bền của lớp nhựa mỏng ngăn cách giữa hai cực trong viên pin. Và khi pin hoạt động hết công suất, lớp vách này bị thủng trong môi trường nhiệt độ quá cao và khiến hai cực tiếp xúc tạo ra một vụ nổ.