Thị trường nội địa: Đất chật người đông
Ở đất nước đông dân nhất thế giới, chỉ cần vài phần trăm thị phần, con số đó đã hơn cả dân số Việt Nam hay 1/10 châu Âu. Với tính tự hào dân tộc cao độ, không khó để lấy lòng người dùng địa phương ở một sản phẩm phù hợp. Nhưng vì sao các thương hiệu vẫn phải ra đi khi miếng bánh còn béo bở?
Lý giải cho điều này, sự cạnh tranh khắc nghiệt đã khiến các thương hiệu tìm một thị trường mới. Trong khi đó, bài toán thương hiệu luôn làm đau đầu các thương hiệu Trung Quốc khi mà trước đó, những mặt hàng từ Trung Quốc luôn có một sự e dè ở người dùng nước ngoài.
Điện thoại
Oppo làm mưa gió tại Đông Nam Á với chiến dịch vun tiền cho ca sĩ, Huawei hợp tác tài trợ ở cấp cao tại thị trường Campuchia, Myanmar. Sản phẩm từ các thương hiệu khác hầu như chạy theo thị hiếu là chủ yếu, thay cho vì chất lượng đến người dùng.
Trong chiến lược dài hơi, tại những thị trường xa hơn, các thương hiệu Trung Quốc thậm chí còn xây cả nhà xưởng, như một cam kết lâu dài, nhưng cũng chỉ dừng lại trên dự án khi là cả xưởng của thế giới đang vận hành xuyên ngày đêm với nhân lực rẻ.
Câu hỏi được đặt ra là liệu với hướng đi hiện tại, thị phần của các thương hiệu Trung Quốc sẽ nằm ở đâu khi tình trạng "chán phở thèm hủ tiếu" trong bối cảnh smartphone ra mắt như cơm bữa? Sự vững bền không có thì liệu có mang đến thành công?