Số hóa dữ liệu - bước đi đầu tiên cho chuyển đổi số

Số hóa dữ liệu - bước đi đầu tiên cho chuyển đổi số
Tạp chí Nhịp sống số - Dữ liệu được xem là loại tài sản đặc biệt, hay một loại “nguyên liệu” đầu vào cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần sớm có chiến lược dữ liệu, mà bắt đầu từ bước đi đầu tiên là số hóa các tài liệu, quy trình, văn bản.

Số hóa “tài sản đặc biệt” trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số là quá trình xây dựng hạ tầng số của doanh nghiệp với đầy đủ các yếu tố: thiết bị, kết nối, dữ liệu, quy trình, ứng dụng, nhân lực... Trong đó, theo các chuyên gia, dữ liệu được xem là loại tài sản đặc biệt, hay một loại “nguyên liệu” đầu vào cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đáng nói là, trong các doanh nghiệp, nó thường được tản mát dưới dạng văn bản giấy tờ, bảng biểu… và lưu trữ ở các bộ phận khác nhau, gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích, báo cáo cũng như sắp xếp và bảo quản.

Ở góc độ hẹp hơn, số hóa dữ liệu là cần thiết và hữu dụng cho tất cả các doanh nghiệp nào hướng tới việc sản xuất, kinh doanh một cách khoa học, tiên tiến và tối ưu hóa các nguồn lực.

Đã có một thời gian, các doanh nghiệp thường “e ngại” công tác này, vì khó sắp xếp đủ nhân sự và thời gian phục vụ nhập liệu và phân loại hàng nghìn trang tài liệu mỗi ngày, nhất là khi cả công cụ và cách thức đều còn khá “thô sơ”. Tuy nhiên, đến nay, bài toán khó đó đã được giải quyết nhờ các giải pháp mới, ứng dụng nhiều công nghệ mới khiến việc số hóa dữ liệu trở nên nhanh hơn và chính xác hơn. Trong số này, không thể không nhắc đến Công ty Phần mềm HDS (HDsoft) với sản phẩm DXFACT – giải pháp đã đạt Giải thưởng Sao Khuê 2021 trong hạng mục Số hóa trong sản xuất.

Đâu là hệ thống phục vụ quá trình số hóa tài liệu, giúp các doanh nghiệp, nhà máy có thể triển khai xử lý, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn, chất lượng cao trong thời gian ngắn với chi phí phù hợp. Đồng thời, là hệ thống quản lý thông tin, số liệu giúp các đơn vị, tổ chức nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí vận hành và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Theo đó, DXFACT giúp số hóa các dữ liệu vốn nhập thủ công thành các dữ liệu số nhờ các công nghệ như QR code, barcode, RFID, công nghệ IOT… để thu thập dữ liệu đầu vào một cách cực kỳ chính xác (loại bỏ yếu tố sai sót trong nhập liệu) và gửi sang các hệ thống chính.  Ngoài ra, hệ thống còn lưu trữ lại toàn bộ được lịch sử của “dòng chảy” sản xuất. Từ đó, có thể truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của từng sản phẩm, linh kiện, nguyên vật liệu.

Nền tảng bước đầu để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bà Đỗ Thị Thủy – Giám đốc cho biết: Nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới như Samsung, Apple, Cannon, Honda… đặt yêu cầu rất cao về quản lý thông tin trong quá trình sản xuất cũng như chuỗi cung ứng phức tạp, nhằm có thể truy vết nguồn gốc xuất xứ trong từng công đoạn một cách dễ dàng. Đây cũng chính là “tấm gương” mà các nhà máy, doanh nghiệp tại Việt Nam nên học hỏi nếu muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Giải pháp DXFACT sẽ là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp, các nhà máy trên hành trình đó”.

Cụ thể, DXFACT ứng dụng các công nghệ như QR code, RFID, IOT (liên kết giữa các máy trong nhà máy thông qua các module của máy hoặc sẽ tích hợp PLC để liên kết giữa các máy với nhau)… Giải pháp triệt tiêu các thao tác thủ công dễ dẫn đến những sai sót từ con người (như in tài liệu, nhập liệu theo các trường quy định trong hệ thống…) mà chỉ còn khâu scan để lấy số liệu và tổng hợp. Với thao tác này, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các nhân sự lao động phổ thông, không gây biến động lớn về nhân sự.

Cùng đó, DXFACT giúp làm giảm đáng kể thời gian tạo tài liệu, ghi dữ liệu lại tài liệu và nhập lại bằng tay vào hệ thống. Tốc độ xử lý toàn bộ chu trình của dữ liệu trong nhà máy tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Độ chính xác cũng tăng lên đến 97% so với khoảng 80% so với việc quản lý bằng giấy tờ; giảm đến 90% thời gian để tổng hợp báo cáo. Thông tin thực tế trạng thái của nhà máy được realtime (Độ trễ không quá 5 phút) thay vì các số liệu phải nhập bằng tay và trễ 16 tiếng so với hiện tại.

Đến nay, DXFACT đã và đang được sử dụng tại các công ty lớn của Nhật bản như: SUMITOMO ELECTRIC, SUMITOMO NACCO và các nhà cung cấp lớn của Cannon, Honda như: TENMA Việt Nam, TENMA Hồ Chí Minh, SANTOMAS Việt Nam…

Ngoài ra, DXFACT được bảo trì nâng cấp liên tục theo nhu cầu thay đổi nghiệp vụ của khách hàng một cách đơn giản bằng phương pháp master hóa các dữ liệu động.  Để đảm bảo an ninh dữ liệu, các thệ thống đều có chức năng Login bảo mật bằng mật khẩu hoặc QR code hóa mã cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.