Cảm biến này sẽ thay thế phương pháp khám truyền thống là chạm vào da và cảm nhận những diễn biến bên trong cơ thể, dùng lực nhỏ từ bàn tay để tìm kiếm điểm cứng hoặc dấu hiệu của khối u.
Takao Someya - Giáo sư về kỹ thuật điện tử tại Đại học Tokyo - khẳng định: “Các khối u thường cứng hơn các mô vú. Vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận được qua
Tiến sĩ Sungwon Lee - Trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết: "Loại cảm biến này có tiềm năng lớn áp dụng vào các thiết bị điện tử chẩn đoán bệnh thông qua bề mặt da. Chúng tôi nhận thấy có nhiều nhóm nghiên cứu đang phát triển cảm biến áp lực dẻo đo áp lực. Nhưng phần lớn đều không phù hợp do chúng rất nhạy cảm với sự biến dạng. Đó chính là động lực thúc đẩy chúng tôi tìm cách giải quyết”.
Carbonnano và graphene đã đặt bổ sung vào cấu trúc polymer đàn hồi, tạo thành các sợi nano với đường kính từ 300 đến 700 nanomet. Những sợi nano này được sắp xếp đan xen với nhau để tạo thành lớp màng rất mỏng, trong suốt, có độ đàn hồi tốt. Vì vậy, khả năng cảm biến không thay đổi nhiều ngay cả khi cong đến mức tối đa.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu suất của loại cảm biến áp lực này với mạch máu nhân tạo nhằm thử nghiệm khả năng có thể phát hiện được những thay đổi dù rất nhỏ của dòng máu trong mạch. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện ung thư chỉ bằng cú chạm nhẹ mà không cần chụp X-quang.