Startup công nghệ Việt xôn xao trước quy định mới của Bộ luật hình sự

Startup công nghệ Việt xôn xao trước quy định mới của Bộ luật hình sự
Tạp chí Nhịp sống số - Điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015 được chính thức áp dụng từ ngày 1/7 tới đang khiến giới CNTT Việt Nam và các startup công nghệ "đứng ngồi không yên" với những tranh luận đa chiều.

Hừng hực khí thế khởi nghiệp

"Khởi nghiệp" hay “Quốc gia khởi nghiệp” là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Có thể thấy, sự khích lệ đến từ Chính phủ, các quỹ đầu tư và cả người sử dụng đã tạo nên bức tranh khởi nghiệp vô cùng sôi động tại Việt Nam trong thời gian qua.

Khởi đầu của phong trào này, đó là hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ

Startup CNTT Việt Nam lo lắng trước quy định mới của Bộ luật hình sự

Bên cạnh đó, hàng loạt quỹ đầu tư đã lựa chọn các startup Việt Nam để đầu tư kinh doanh, tạo nên những điểm sáng trên bức tranh chung của nền kinh tế. Có thể lấy ví dụ, tháng 3/2016, 500 Startups thông báo sẽ lập riêng một quỹ trị giá 10 triệu USD, đầu tư vào khoảng 100-150 dự án khởi nghiệp Việt Nam; Tháng 5/2016, Quỹ đầu tư Khởi nghiệp và sáng tạo TP Hồ Chí Minh (HSIF) dự kiến huy động trên 100 tỷ đồng để đầu tư cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp của các start-up hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh…

Tuy nhiên, trong khi các startup Việt đang vui mừng với những sự phát triển nhanh và mạnh thì một “gáo nước lạnh” dội lên họ. Chỉ trong vài ngày qua, thông tin về Điều 292 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) khi được chính thức áp dụng (ngày 1/7 tới) sẽ khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp có nguy cơ đối diện với tội danh hình sự.

Vì sao các chuyên gia công nghệ xôn xao quanh "Điều 292"?

Theo một chuyên gia CNTT (đề nghị không nêu tên), đặc thù của ứng dụng CNTT là sáng tạo đột phá và rất nhiều loại hình ứng dụng mà luật pháp chưa theo kịp để cấp phép, hoặc nếu có thì cũng rất khó khăn. Với Điều 292 (đặc biệt là khoản E mục 1) thì bất cứ startup nào cũng có thể trở thành đối tượng bị điều tra bởi các cơ quan hành pháp. Theo chuyên gia này, sự "không rõ ràng" của Điều 292 có thể sẽ gây tâm lý hoang mang cho các startup Internet nói riêng, dẫn đến giảm sức nóng của tinh thần khởi nghiệp nói chung.

Điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp rời bỏ Việt Nam để sang Singapore hoặc Hongkong thành lập công ty, gây chảy máu chất xám cho đất nước, đi ngược lại tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” mà chúng ta đang xây dựng, chuyên gia này nhận định.

Là một trong những doanh nghiệp hoạt động thành công trong lĩnh vực IoT (Internet of Things), ông Nguyễn Đình Nam – Giám đốc Công ty CP VP9 cho biết: “Trong những năm qua, nhiều hoạt động trong lĩnh vực online tại Việt Nam đã bị phạt rất nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực. Việc ban hành thêm những quy định trong luật hình sự sẽ khiến nhiều doanh nghiệp chuyển tài sản ra nước ngoài để đảm bảo sự an toàn. Điều đó không chỉ dẫn đến việc chảy máu chất xám và thất thoát vốn nghiêm trọng mà còn cản trở phong trào khởi nghiệp đang lên cao. Đó là chưa kể nhiều hoạt động kinh doanh online sẽ buộc phải che đậy và tồn tại ngoài vòng pháp luật.”

Ông Nam cũng góp ý: “Để thúc đẩy Chương trình quốc gia khởi nghiệp thì cần điều chỉnh điều 292 để “trấn an” cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các startup CNTT vốn có nhiều hạn chế về nguồn lực. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp cũng nên, làm rõ và thu hẹp phạm vi áp dụng để cộng đồng yên tâm. Giả sử nhà nước muốn hạn chế vấn đề đánh bạc thì nên làm rõ là các hoạt động kinh doanh trò chơi miễn phí, sống nhờ quảng cáo, hoặc chỉ thu tiền bản quyền 1 lần thì cần được đảm bảo sự an toàn và khuyến khích phát triển, còn các game cờ bạc hoặc có yếu tố cố tình gây nghiện thường thể hiện dưới dạng các trò chơi thu phí nhiều lần theo hình thức in-app purchase hoặc tương tự thì có thể quy định giấy phép rất cụ thể, hoặc quy vào hành vi tổ chức đánh bạc bị cấm. Điều 292e rất mập mờ, khiến cộng đồng cực kỳ bất an, các nhà lập pháp nên khẩn trương làm rõ bằng nghị định.."

Hiện cộng đồng startup CNTT Việt Nam đang chờ đợi thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 2015. Nhịp Sống Số sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến vấn đề này.

 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.