Tác động của kỹ thuật số đến việc học trên thiết bị di động và kiến trúc

Tác động của kỹ thuật số đến việc học trên thiết bị di động và kiến trúc
Tạp chí Nhịp sống số - Hai chuyên gia quốc tế Mark Pegrum và Kristof Crolla đã có buổi nói chuyện xem xét về tác động của kỹ thuật số đến việc học trên thiết bị di động và kiến trúc tại sự kiện mới nhất, thuộc chuỗi hội thảo do RMIT Việt Nam tổ chức.


Phó giáo sư Mark Pegrum (trái) giao lưu với học giả từ RMIT Việt Nam trước phần chia sẻ của mình tại buổi thảo luận thứ ba trong chuỗi sự kiện do RMIT Việt Nam tổ chức.

Ông Mark Pegrum, Phó giáo sư chuyên về học tập trực tuyến tại Đại học Tây Úc hiện đang nghiên cứu các lĩnh vực gồm công nghệ di động, thông hiểu kỹ thuật số, tăng cường thực tế ảo, và những phương pháp và trò chơi dùng để học trên thiết bị di động và một số lĩnh vực khác, đã chia sẻ về tiềm năng của thiết bị di động trong học ngôn ngữ và tăng khả năng hiểu biết, cũng như xây dựng cộng đồng và khám phá văn hóa.

Ông cho biết: “Hiện có ba cấp độ học chính trên thiết bị di dộng: học với thiết bị di dộng nhưng người học và trải nghiệm học thì không; học với thiết bị và người học di động nhưng trải nghiệm thì không; và học với thiết bị, người học và trải nghiệm học đều di động. Tác động đến việc học ngôn ngữ, xây dựng cộng đồng và khám phá văn hóa cực kỳ khác nhau ở những cấp độ trên”.


Kiến trúc sư tại Hồng Kông ông Kristof Crolla tại buổi thảo luận thứ 3 thuộc chuỗi sự kiện do Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số Đại học RMIT Việt Nam tổ chức.

Sau khi xem xét tình huống thực tế về các dự án ngôn ngữ và tăng khả năng ngôn ngữ trên thiết bị di động tại châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, Phó giáo sư Pegrum nhấn mạnh vào tầm quan trọng của bối cảnh địa phương khi “thử thiết kế loại hình học tập trên thiết bị di động tối ưu cho người học của chính chúng ta trong bối cảnh riêng”.

Trong phần chia sẻ thứ hai, kiến trúc sư hiện đang làm việc tại Hồng Kông ông Kristof Crolla đã dùng công trình gần đây của mình ở Trung Quốc để minh họa giới thiệu có chủ ý về vật liệu đặc trưng dành cho dự án và phong cách xây dựng trong tiến độ làm việc ứng dụng kỹ thuật số suốt giai đoạn thiết kế ban đầu. Cách làm này có thể giúp hiện thực hóa các kiến trúc phá cách và tươi sáng trong những điều kiện hạn chế.

Ông nói: “Những phát triển hiện tại trong thiết kế điện toán đang dần mở rộng không gian giải pháp thiết kế cho kiến trúc sư”.

Tuy nhiên, ông giải thích rằng từ khi kỹ thuật số được áp dụng vào lĩnh vực kiến trúc, lằn ranh rõ ràng đã xuất hiện giữa cơ hội mà thế giới ảo mang đến với ứng dụng thực tiễn. “Đặc biệt ở những nước đang phát triển, sự phân cách này đã tự hé lộ những khó khăn mà việc phá cách thường đối mặt khi đương đầu với những giới hạn tại hiện trường cũng nhưng những điều không thể dự đoán, và sự bất đồng rõ ràng giữa công nghệ hiện có và phác thảo tại hiện trường”, ông Crolla chia sẻ thêm.

Trong quá trình tìm kiếm một hình thức đương thời khác cho thiết kế kiến trúc, công việc của ông Crolla cho Phòng thực nghiệm Kiến trúc và Thiết kế mạo hiểm (LEAD) đã tạo ra kết quả đáng ngạc nhiên đầy thi vị trong bối cảnh chất lượng xây dựng đầy tai tiếng.

Ông Crolla đã đưa kinh nghiệm thiết kế kiến trúc tại LEAD vào công việc trợ lý giáo sư tại ngành Thiết kế điện toán, Phân viện Kiến trúc (CUKH), Đại học Trung văn Hồng Kông, và hiện tập trung vào thực hiện chiến lược áp dụng điện toán trong thiết kế kiến trúc.

Hai bài nói chuyện thuộc buổi thảo luận thứ 3 trong chuỗi sự kiện được chuyển tải bởi các chuyên gia có tiếng trên thế giới trong lĩnh vực Ứng dụng kỹ thuật số vào dạy và học, một sáng kiến của Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số Đại học RMIT Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm