Tập đoàn FPT và 4 công ty thành viên được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam

Tập đoàn FPT và 4 công ty thành viên được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Trong Lễ công bố và vinh danh Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022, FPT và 4 công ty thành viên được xướng danh ở 8/21 lĩnh vực bình chọn và được công nhận là những thành viên đầu tiên của Câu lạc bộ Doanh nghiệp nghìn tỷ.

Dấu ấn trong 8 lĩnh vực của Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022

Chương trình bình chọn Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam ra đời nhằm chứng nhận, tôn vinh các doanh nghiệp CNTT - Truyền thông hàng đầu của Việt Nam, qua đó góp phần trực tiếp củng cố uy tín, xây dựng hình ảnh nền CNTT - TT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Cụ thể, FPT và các công ty thành viên được vinh danh Top 10 trong 8 lĩnh vực gồm: Top 10 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số; Top 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số; Top 10 Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số, dịch vụ điện toán đám mây, dữ liệu lớn; Top 10 Doanh nghiệp FinTech; Top 10 Doanh nghiệp PropTech; Top 10 Doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin; Top 10 Doanh nghiệp Cung cấp giải pháp thành phố thông minh; Top 10 Doanh nghiệp EdTech (đề cử duy nhất được vinh danh ở hạng mục này của Chương trình).

Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud chia sẻ câu chuyện Tiên phong công nghệ

Đại diện FPT cho biết, trong mỗi lĩnh vực này, FPT và các công ty thành viên đều khẳng định được năng lực, vị thế, uy tín với những sản phẩm vượt trội về công nghệ và chất lượng gồm: nền tảng Trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI; Nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới FPT Cloud; nhóm các giải pháp lõi và tổng thể cho lĩnh vực Ngân hàng - tài chính; bộ giải pháp và các dịch vụ bảo mật, an toàn thông tin; bộ giải pháp đặc thù được phát triển trên nền tảng của SAP cho ngành Bất động sản - Xây dựng; Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu và chương trình Violympic; các giải pháp thành phố thông minh với nhóm sản phẩm FPT Camera AI và FPT Smart Home.

Những thành viên đầu tiên của "CLB Doanh nghiệp nghìn tỷ"

Cùng với việc đứng trong Top 10 ở nhiều hạng mục, FPT và ba công ty thành viên gồm FPT Software, FPT IS, FPT Telecom cũng là những thành viên đầu tiên của Câu lạc bộ Doanh nghiệp nghìn tỷ. Đây cũng là năm đầu tiên Chương trình Top 10 CNTT Việt Nam lựa chọn, thành lập và công bố Câu lạc bộ Doanh nghiệp nghìn tỷ.

Theo đại diện Ban tổ chức, một trong những mục tiêu quan trọng của việc lựa chọn thành viên và thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp nghìn tỷ không chỉ nhằm khẳng định vị thế, tầm vóc của các tên tuổi công nghệ Việt Nam, mà còn xây dựng đội ngũ đi đầu dẫn dắt ngành, đầu tư vào các công nghệ tiên phong, định hướng thị trường góp phần hiện thực hóa mục tiêu 100.000 doanh nghiệp số vào năm 2030 và hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT cho biết, thị trường lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào quy mô mà là nhận thức của doanh nghiệp. Nhận thức càng lớn thì thị trường càng lớn. Doanh nghiệp công nghệ số hãy gắn sứ mệnh của doanh nghiệp với sứ mệnh của quốc gia để đi xa hơn và trường tồn. Cũng theo Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng, Bộ TTTT kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số cùng chung tay phát triển các nền tảng số để giúp người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận, sử dụng công nghệ như một dịch vụ một cách đơn giản với chi phí thấp.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc FPT cho biết: “Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang gánh vác sứ mệnh, lĩnh ấn tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, trở thành đối tác chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tuy nhiên khoảng cách giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ còn khá lớn, VINASA sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp để rút ngắn khoảng cách này, để các doanh nghiệp đi cùng nhau tạo ra một hệ sinh thái lớn mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thị trường toàn cầu”.

Đại diện FPT cho biết, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ dựa trên các công nghệ dẫn đầu xu hướng như AI, Cloud, Big Data, Blockchain, Hyper Automation để phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng có tính mở, tin cậy và linh hoạt, thông minh, bảo mật và có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực từ chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục đến sản xuất, tiêu dùng…. Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT trong nhiều năm qua đã giúp các doanh nghiệp, tổ chức ở mọi quy mô, lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí hướng tới mô hình doanh nghiệp số góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Các hạng mục được vinh danh

1. TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số

2. Top 10 DN cung cấp nền tảng chuyển đổi số

3. TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số, dịch vụ điện toán đám mây, dữ liệu lớn

4. TOP 10 Doanh nghiệp FinTech

5. TOP 10 Doanh nghiệp PropTech

6. TOP 10 Doanh nghiệp bảo mật, an toàn thông tin

7. TOP 10 Doanh nghiệp Cung cấp giải pháp thành phố thông minh

8. TOP 10 Doanh nghiệp EdTech

Có thể bạn quan tâm

Ngày 26/6/2024, Samsung Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương và tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ sơ kết sau 3 năm thực hiện biên bản ghi nhớ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh, đồng thời khởi động chương trình hợp tác phát triển nhà máy thông minh năm 2024 dành cho các doanh nghiệp tại Bắc Ninh.