Thay tướng, Lazada muốn "áp" mô hình Thái Lan vào thị trường Việt Nam?

Thay tướng, Lazada muốn
Tạp chí Nhịp sống số - Lazada vừa qua đã công bố quyết định thay đổi nhân sự cấp cao tại thị trường Việt Nam, với việc bổ nhiệm ông James Dong làm Giám đốc Điều hành (CEO) của Lazada Việt Nam, đồng thời kiêm nhiệm vị trí CEO của Lazada Thái Lan.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh

thay đổi nhân sự, Lazada, nhân sự cấp cao, Thái Lan, James Dong,

Trong bối cảnh đó, việc thay đổi nhân sự cấp cao lần này cho thấy sự kỳ vọng của Lazada đặt lên vai CEO James Dong, xuất phát từ hiệu quả quản lý điều hành của ông này tại Thái Lan. Ngoài sự tăng trưởng vượt bậc về kinh doanh, Lazada Thái Lan còn có hệ thống vận hành rất hiệu quả cùng đội ngũ nhân viên tài năng, không ngừng sáng tạo nên những ý tưởng mới, trong đó có shoppertainment (trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí) ấn tượng trong năm vừa qua. Điều này được thể hiện trong thông cáo báo chí chính thức phát đi, khi CEO Tập đoàn Lazada Pierre Poignant kì vọng James Dong sẽ "tiếp tục phát huy những kết quả kinh doanh ấn tượng tại Thái Lan, khiến Lazada Việt Nam thành công hơn nữa".

Lazada tiếp tục khẳng định Việt Nam là thị trường phát triển chiến lược của Lazada tại Đông Nam Á, đồng thời sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển công nghệ, hạ tầng logistics cũng như tập trung nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Tại thị trường Thái Lan, James Dong đưa ra chiến lươc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh số hóa, tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng hiểu biết về Internet và di động; giúp người bán gây dựng thương hiệu trên sàn thương mại điện tử, đồng thời tận dụng tốt mạng lưới hậu cần của công ty trong vận chuyển hàng hóa.

Đặc biệt, tại Thái Lan, Lazada đã giải quyết bài toán về vốn cho các đối tác tham gia vào Sàn bằng cách hợp tác với Ngân hàng thương mại Siam cung cấp chương trình Tín dụng kỹ thuật số cho các tiểu thương trên nền tảng Lazada. Chương trình này được phát triển với Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) của SCB Abacus, phê duyệt các khoản vay trực tuyến cho thương mại điện tử một cách tức thì trên nền tảng Lazada mà không cần thêm giấy tờ. Nhờ đó, chính sách này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tuyến tăng thanh khoản và mở rộng kinh doanh trên Lazada.

Liệu khi về đến Việt Nam, James Dong có áp dụng những "bài" này trên sàn Lazada Việt Nam hay không? Bên cạnh đó, các đối thủ của Lazada Việt Nam cũng không thiếu chiêu trò, tiềm lực hay hệ thống logistic bài bản nhằm quyết liệt giành thị phần. Thậm chí, nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là cuộc đua "nướng tiền" của các đại gia, khi mà biên lợi nhuận thấp dần trong khi các chi phí liên quan đến bán hàng, logistics, khuyến mãi… thì ngày càng lớn hơn. Và như vậy, yếu tố mấu chốt để trụ lại trong cuộc chơi khốc liệt này chính là tiềm lực tài chính và mức độ "chịu chi" của các nhà đầu tư.

Với một thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh nhưng áp lực cạnh tranh khốc liệt không kém như Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, liệu vị CEO mới này có thể "đảo ngược tình thế" như kỳ vọng của Tập đoàn mẹ, hay lại "ngậm ngùi" chia sẻ một kết quả kinh doanh như người tiền nhiệm? Câu hỏi này vẫn chờ thời gian trả lời!

 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.