Thị trường thiết bị đeo toàn cầu đạt 81,5 tỉ USD trong năm nay

Thị trường thiết bị đeo toàn cầu đạt 81,5 tỉ USD trong năm nay
Tạp chí Nhịp sống số - Hãng nghiên cứu Gartner dự báo chi tiêu của người dùng trên toàn thế giới cho các thiết bị đeo đạt 81,5 tỉ USD trong năm nay, tăng 18,1% so với năm ngoái (69 tỉ USD).

Theo Neowin, sự tăng trưởng này được cho là do nhu cầu làm việc từ xa và người dùng quan tâm hơn đến việc theo dõi sức khỏe. Gartner cho rằng chi tiêu trên thị trường này tăng kể từ năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến năm 2022. Năm 2019, chi tiêu tổng cộng là 46,1 tỉ USD trong khi chi tiêu vào năm 2022 dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 93,8 tỉ USD. Mặc dù smartwatch là động lực lớn nhất của thị trường thiết bị đeo trong năm 2019 nhưng thiết bị đeo tai đã dẫn đầu vào năm 2020 và điều này dự kiến sẽ duy trì đến năm 2022.

Giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Gartner Ranjit Atwal cho biết việc giới thiệu các biện pháp sức khỏe để tự theo dõi các triệu chứng Covid-19 cùng sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sức khỏe cá nhân trong thời gian giãn cách toàn cầu mang đến cơ hội đáng kể cho thị trường thiết bị đeo được.

Nội dung nghiên cứu của Gartner về thiết bị đeo bao gồm smartwatch, thiết bị đeo tay, thiết bị đeo tai, màn hình đeo trên đầu, quần áo thông minh và các miếng dán thông minh. Trong tất cả danh mục này, chỉ có chi tiêu cho thiết bị đeo tay đang giảm, mặc dù Gartner không giải thích lý do của việc này. Có khả năng các thiết bị đang được bán với giá thấp hơn hoặc các công ty như Apple đang bán smartwatch rẻ hơn đã thu hút mọi người khỏi các thiết bị đeo tay.

Khi độ chính xác của cảm biến được cải thiện với mỗi thiết bị đeo mới, khoảng cách giữa thiết bị đeo y tế và phi y tế đang bắt đầu thu hẹp. Vào năm 2024, Gartner cũng dự đoán các công nghệ sẽ được thu nhỏ để 10% thiết bị đeo sẽ trở nên không quá lớn khi mang bên mình cũng như cho phép chúng mở ra nhiều khả năng hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2025, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, nhất là dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và công nghệ có giá trị cao như: Công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, logistics…