Theo Bloomberg, tuy đây là những nỗ lực đầy tham vọng nhưng gần như chắc chắn sẽ “chệch hướng” bởi điều này có thể làm thị trường thiếu tính cạnh tranh.
Trang này cũng đưa ra "lời khuyên" rằng các chính phủ tại đây nên tập trung vào những vấn đề như đầu tư các hoạt động nghiên cứu, cải thiện các quy tắc cho thương mại điện tử, hay nâng tốc độ truy cập
Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM
Cũng theo ông Phong thì việc khởi nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ khác hoàn toàn so với việc lập nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó “vấn đề là cơ chế chính sách để thúc đẩy và khởi nghiệp phải gắn với hoạt động đổi mới sáng tạo” – ông Phong cho hay.
“Phải tạo nên một sự chuyển biến, đột phá trong chất lượng, trong ứng dụng công nghệ, chính vì vậy ngay cả những doanh nghiệp đã thành đạt rồi mình vẫn phải xác định tinh thần như vậy, tức là luôn luôn có ý thức đổi mới” – ông nói.
Về khoản tiền 1.000 tỷ đồng, theo Chủ tịch UBND TP.HCM: “Đó là gói tín dụng chủ yếu là tạo ra một hệ sinh thái cho các start-up”. Ông tiếp tục nhấn mạnh “cơ chế, chính sách là cái quan trọng nhất trong hoạt động khởi nghiệp”.
“Nếu nhà nước có bỏ vốn cũng không đủ, vấn đề là tạo cơ chế để huy động nguồn lực, tạo môi trường để thu hút nguồn lực và thu hút hoạt động khởi nghiệp, cái đó quan trọng hơn” – ông Phong nhấn mạnh.
Trước đó kể từ khi nhậm chức Chủ tịch UBND TP vào cuối năm 2015 ông cùng Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp tại TP.
Trong những lần gặp gỡ này cả hai vị lãnh đạo cao nhất của TP đều nhấn mạnh rằng sẽ hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp, và tạo điều kiện kinh doanh “bình đẳng, minh bạch cho mọi loại hình doanh nghiệp”.
Ngoài ra, theo lãnh đạo TP việc này không chỉ kích thích các ý tưởng sáng tạo mà còn góp phần vào mục tiêu TP.HCM sẽ có 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020, so với khoảng 250.000 doanh nghiệp như hiện nay.