Trao giải Quả cầu vàng và Phần thưởng Nữ sinh tiêu biểu 2015

Trao giải Quả cầu vàng và Phần thưởng Nữ sinh tiêu biểu 2015
Tạp chí Nhịp sống số - Lễ trao giải thưởng Khoa học kỹ thuật Thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2015 và Phần thưởng Nữ sinh tiêu biểu 2015 đã diễn ra tại Hà Nội.

Năm nay,

Các Quả cầu vàng 2015

Hội đồng bình chọn Giải thưởng KHKT Thanh niên

Song song với Giải thưởng Quả cầu vàng, Phần thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực Kỹ thuật cũng được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho các nữ sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong các ngành kỹ thuật, gồm: Công nghệ thông tin, điện, điện tử và cơ khí. Phần thưởng nhằm khuyến khích nữ sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu ở các ngành kỹ thuật, góp phần đào tạo nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật nữ trẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

DANH SÁCH 10 QUẢ CẦU VÀNG 2015

Lĩnh vực CNTT và truyền thông (04 giải thưởng):

Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính đạt loại xuất sắc Trường ĐH Feng Chia, Đài Loan năm 2015; tác giả và đồng tác giả của 16 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục SCI/SCIE, 02 giải thưởng bài báo hội nghị quốc tế xuất sắc. Tác giả chính của 01 sách chuyên khảo Reversible Data Hiding Techniques for VQ – Compressed Domain) được NXB quốc tế LAP (Lambert Academic Publishing) của Mỹ xuất bản năm 2013.

Tiến sĩ Đỗ Đình Thuấn, Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật máy tính và viễn thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đạt nhiều thành tích cao trong học tập và nghiên cứu. Tác giả của 8 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 4 bài trên tạp chí thuộc danh mục SCIE. Tác giả và đồng tác giả 16 bài báo khoa học đăng trên các kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế.

Kỹ sư Lê Anh Tiến, Công ty Cổ phần VP9 Việt Nam đạt nhiều thành tích cao các giải thưởng về KHCN trong nước và quốc tế. Đại Giải thưởng đặc biệt của Viện Hàn lâm Hồng Kông năm 2010 với sản phẩm "All In One For Mobile". Huy chương vàng Cuộc thi - Triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học công nghệ trẻ (IEYI) lần thứ 7 tại Đài Loan năm 2012 với sản phẩm “Hệ thống nhận dạng vân tay”. Huy chương bạc Cuộc thi Mekong Business Challenge do McKinsey & Company và GOOGLE tổ chức năm 2015 với sản phẩm “Thiết bị thông minh V2.0”, sản phẩm đã được triển khai ứng dụng cho 60 người tại Hội Khuyết tật TP Đà Nẵng. Huy chương bạc Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc (VIFOTEC) các năm 2010, 2011. Huy chương “Nhà sáng chế trẻ Việt Nam” của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007 và nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác.

Sinh viên Nguyễn Đình Luận, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có nhiều thành xuất sắc trong học tập, là tác giả (03 bài) và đồng tác giả (01) của 04 bài báo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội nghị quốc tế. Giải thưởng Top 10% Paper Award dành cho bài báo khoa học xuất sắc tại hội nghị quốc tế MMSP, Xiamen, Trung Quốc. Đạt giải Nhất năm 2014 và giải Nhì năm 2015 cuộc thi Trecvid Instance Search do viện NIST (Mỹ) tổ chức. Đặc biệt nghiên cứu ra sản phẩm ứng dụng UIT-VISLOGOREC: Hệ thống phát hiện Logo trong ảnh và video hỗ trợ quản lý thương hiệu, sản phẩm này đã vào vòng chung khảo cuộc thi Nhân tài đất Việt 2015.

Lĩnh vực Công nghệ y - dược (03 giải thưởng):

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nhiệm, Phó Trưởng Phòng Nghiên cứu cấu trúc Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao. Là tác giả/đồng tác giả của 90 bài báo khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục SCI/SCIE, trong đó có 24 bài là tác giả chính. Hơn 50 bài báo là tác giả/đồng tác giả đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước. Đặc biệt đã bảo vệ xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, từ để tài này, tác giả đã tìm kiếm được 2 hợp chất ức chế mạnh sự phát triển tế bào ung thư nhưng không gây độc trên dòng tế bào thường.

Thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng, Giảng viên Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu. Giải Nhất cuộc thi Robocon techshow do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức 2012. Đã chủ nhiệm 02 đề tài cấp Bộ, là tác giả và đồng tác giả của 17 bài báo khoa học đăng trên tạp chí/kỷ yếu hội nghị khoa học uy tín trong nước và quốc tế. Đặc biệt là đồng tác giả của sáng chế “Quy trình tự động rửa quả lọc thận nhân tạo và bộ dây dẫn máu để tái sử dụng trong chạy thận nhân tạo” đã được áp dụng ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh từ 2011 đến nay và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền năm 2015.

Thạc sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Bác sĩ Khoa Phẫu thuật cột sống, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức đạt nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt Giải nhất Hội nghị khoa học sáng tạo thầy thuốc trẻ Việt Nam năm 2014 với đề tài “Ứng dụng nguyên lý Chìa khóa - Ổ khóa trong điều trị chấn thương cột sống cổ trật cài thân đốt sống C6C7”, đề tài đã đưa ra nguyên lý mới, giúp phẫu thuật thành công cứu sống cho nhiều bệnh nhân bị trật cài thân đốt sống nặng nề, ứng dụng hiệu quả tại Bệnh viện Việt Đức nhằm tiết kiệm được chi phí cho mỗi bệnh nhân là 60 triệu VNĐ. Chủ nhiệm và tham gia 03 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, tác giả chính của 01 bài báo khoa học quốc tế, công bố 45 bài báo khoa học trong nước và đạt nhiều giải thưởng của Bộ GD & ĐT, Bộ KH & CN trong lĩnh vực y – dược.

Lĩnh vực Công nghệ môi trường (02 giải thưởng):

Thạc sĩ Phạm Văn Thế, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có nhiều công trình khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học. Tác giả/đồng tác giả 54 bài báo khoa học, trong đó 21 bài công bố trong các tạp chí quốc tế uy tín và 09 bài tạp chí thuộc danh mục SCI. Phát hiện và mô tả 13 loài và 2 chi thực vật mới cho khoa học, đặc biệt phát hiện 2 loài Thông là cây gỗ lớn, cực kỳ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng toàn cầu đó là Bách xanh đá Calocedrus rupestris và Thông 5 lá rủ Pinus cernua, cùng nhiều loài Lan hiếm khác. Những công bố khoa học này góp phần quan trọng trong công việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tên tác giả đã được các nhà khoa học khác đặt tên cho 03 loài/chi thực vật mới phát hiện là: Loài mới Địa lan thế (Gastrodia theana) ở Thừa Thiên Huế 2005, Chi mới Lan thế (Theana) ở Hoà Bình 2012, Loài mới Tỏi rừng thế (Tupistra theana) ở Quảng Bình 2012.

Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tạo, Phó Trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đồng tác giả của hơn 60 bài báo khoa học quốc tế trong đó 45 bài trên tạp chí quốc tế (ISI). Đạt Giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc về đa dạng và bảo tồn các loài động vật có xương sống Châu Á tại Hội nghị quốc tế lần thứ 2 tại Nhật Bản năm 2012. Nhà khoa học trẻ tiêu biêu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2015. Đã và đang chủ nhiệm 01 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, 04 đề tài hợp tác với nước ngoài về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Các nghiên cứu của tác giá đã khám phá, phát hiện và đặt tên khoa học cho 32 loài mới, trong đó có 12 loài bò sát (04 loài rắn, 08 loài thằn lằn) và 20 loài ếch nhái. Những phát hiện và khám phá mới này có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở các nước nhiệt đới và đặc biệt là Việt Nam.

Lĩnh vực Công nghệ sinh học (01 giải thưởng):

Tiến sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm 01 đề tài cấp Nhà nước đạt loại xuất sắc về  “Nghiên cứu phân lập và sử dụng tế bào miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư vú” năm 2015 và chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm nhiều cấp quốc gia. Tác giả/đồng tác giả của 42 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế (ISI, SCIE, SCI) và 23 bài báo trên kỷ yếu hội nghị quốc tế. Tác giả 02 sách chuyên khảo, đồng tác giả 10 sách tham khảo tiếng Anh và  Người Sáng lập và Tổng biên tập của 02 tạp chí quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học (Biomedical Research and Therapy; Progess in stem cell; trong đó tạp chí Biomedical Research and Therapy đã được trích dẫn vào danh mục ESCI của Thomson Reuters, là Tạp chí đầu tiên về lĩnh vực này của Việt Nam nằm trong danh sách của ISI, Thomson Reuters), Tổng Biên tập cho Series sách chuyên khảo về Tế bào gốc của NXB Springer-Đức; thành viên Hội đồng Biên tập của nhiều Tạp chí quốc tế khác. Đã chế tạo thành công 2 bộ kit trang thiết bị y tế phục vụ cho công nghệ tế bào gốc được Bộ y tế cho phép lưu hành và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện ở Việt Nam và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.

 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều báo cáo phân tích và ý kiến của các chuyên gia cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường việc làm trong năm 2024, làm trầm trọng thêm tình trạng phân hóa lao động giữa các thế hệ và ở những nền kinh tế mới nổi.