Ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hoàn thiện nền tảng CPĐT

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hoàn thiện nền tảng CPĐT
Tạp chí Nhịp sống số - "Cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hoàn thiện nền tảng chính phủ điện tử (CPĐT) hơn nữa", đó là chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại hội thảo Chính phủ diện tử (CPĐT) diễn ra mới đây tại Huế.

Với chủ đề “Phát triển Cổng Dịch vụ công quốc gia và giải pháp tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử góp phần nâng cao khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp”, Hội thảo Quốc gia về

 chính phủ điện tử, Dịch vụ công, CPĐT, Cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công trực tuyến,

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc triển khai CPĐT là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp,
góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

 

Những tiền đề vững chắc cho hệ thống Chính phủ Điện tử

Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng Chính phủ, việc xây dựng hạ tầng chính phủ điện tử tại Việt Nam trong năm 2019 đã có nhiều bước tiến quan trọng. Đầu tiên là việc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã xây dựng dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và đưa ra dự thảo Quyết định ban hành mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đã được triển khai tích cực, tiêu biểu như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, tài chính, tài nguyên môi trường… tạo nền tảng dữ liệu đồng nhất cho hệ thống chính phủ điện tử vận hành.

Bộ TT&TT cũng đã triển khai kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến các đơn vị (100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố; 93,4% quận, huyện, thị xã); nâng cấp băng thông, đảm bảo lưu lượng truyền tải không sử dụng vượt ngưỡng 50% (kết nối đường trục 2 mặt phẳng tốc độ 1,2 Gbps, kết nối liên tỉnh 50-400 Mbps) và sẵn sàng cung cấp dịch vụ IPv6 song song với việc từng bước tăng cường an ninh bảo mật cho hệ thống.

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng có nhiều bước tiến. Đầu tiên là việc Văn phòng Chính phủ đang đẩy mạnh thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia với 4 nội dung chính: (1) Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; (2) Tích hợp dịch vụ công trực tuyến bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp; (3) Cung cấp nền tảng đăng nhập, thanh toán trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến: (4) Nâng cấp hệ thống phản ánh, kiến nghị. Tính đến quý II năm 2019, chỉ riêng tại cấp địa phương đã cung cấp 43.369 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được triển khai, trong đó có 6.575 dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến (15,16%), còn tại cấp bộ, ngành là 1.758 dịch vụ, trong đó có 506 dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến (28,78%).

Xu hướng tích hợp CPĐT nhằm quản lý thành phố thông minh

Ngoài những mặt tích cực trong việc xây dựng hạ tầng thì cũng có nhiều vấn đề khác được đặt ra tại Hội thảo lần này, trong đó, các vấn đề nổi cộm là làm thế nào để khắc phục được các tồn tại của dịch vụ công trực tuyến, như: chưa truy xuất, đồng bộ với CSDL quốc gia về thủ tục hành chính; chưa tích hợp được tất cả các dịch vụ công trong phạm vi quản lý của các cơ quan có trách nhiệm; chưa chuẩn hóa; không có sự liên kết, trao đổi, chia sẻ dữ liệu; nhiều chức năng trùng lắp; chức năng xác thực đơn giản (qua tài khoản, mật khẩu) và đặc biệt là chất lượng dịch vụ công chưa cao, tỷ lệ dịch vụ phát sinh hồ sơ thấp, tỷ lệ chỉ 10-25%. Theo các chuyên gia, đây là những phần việc khá "nặng" và để giải quyết được vấn đề thì ứng dụng công nghệ là yếu tố cực kỳ then chốt.

Trong số nhiều công nghệ, ứng dụng tiêu biểu được giới thiệu tại Hội thảo, đáng chú ý là Tập đoàn VNPT đề xuất giải pháp định danh công dân điện tử nhằm hỗ trợ phát triển cho Cổng dịch vụ công quốc gia. Định danh công dân chính là một trong những vấn đề mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ đặc biệt quan tâm và có chỉ đạo phải tập trung giải quyết trong năm 2019.

 chính phủ điện tử, Dịch vụ công, CPĐT, Cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công trực tuyến,

Ông Hà Thái Bảo, Phó Tổng giám đốc công ty CNTT, tập đoàn VNPT

Ngoài ra, ông Hà Thái Bảo, Phó Tổng giám đốc công ty CNTT, tập đoàn VNPT cũng đã giới thiệu nhiều giải pháp khác mà VNPT xây dựng phục vụ việc phát triển chính phủ điện tử như VNPT-eCabinet: Giải pháp phòng họp không giấy tờ, VNPT- VXP: Giải pháp Nền tảng tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu, VNPT-IOC: Giải pháp Trung tâm chỉ đạo điều hành, VNPT-iGate: Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử VNPT iGate, VNPT-iOffice: Hệ thống quản lý văn bản điều hành, VNPT-Portal: Giải pháp cổng thông tin điện tử, VNPT-CCVC: Hệ thống quản lý cán bộ công chức viên chức…

Ngoài việc định danh điện tử thì thanh toán không dùng tiền mặt cho các dịch vụ công trực tuyến cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong khuôn khổ hội thảo, ngân hàng Vietinbank đã giới thiệu một số giải pháp thanh toán hiện đại gắn liền với công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia như Thanh toán dịch vụ công trực tuyến, Giải pháp tích hợp thanh toán dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Giải pháp thẻ điện tử. Riêng giải pháp Dịch vụ Công trực tuyến của VietinBank đã vinh dự được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) trao Danh hiệu Sao Khuê 2017. Theo bà Trần Thị Minh Đức, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thì các giải pháp này sẽ hỗ trợ việc quản lý của các Cơ quan, Ban, Ngành được thực hiện đồng bộ, công khai minh bạch, giúp doanh nghiệp, người dân thực hiện nhanh chóng, thuận tiện thông qua phương thức thanh toán hiện đại và an toàn; góp phần nâng cao hiệu quả và tiết kiệm tối đa nguồn lực trong công tác quản lý hành chính.

Đặc biệt, liên quan đến xu hướng phát triển của thành phố thông minh và mối quan hệ của thành phố thông minh với CPĐT, chuyên gia Lê Văn Thành - Giám đốc công nghệ, Dell Technologies - cho rằng: "Thành phố thông minh là thành phố ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Mỗi thành phố thì có cách lựa chọn các thành phần thông minh khác nhau như: công dân thông minh, năng lượng thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, và nhiều thành phần khác được kết nối, liên thông với nhau. Nhưng không thể thiếu là điều hành hành thông minh của chính quyền. CPĐT chính là nền tảng cho sự điều hành thông minh đó".

Từ đó, có thể thấy thành phố thông minh và CPĐT có mối liên hệ mật thiết với nhau cho sứ mệnh là nâng cao chất lượng sống của công dân. Nếu ví thành phố thông minh là 1 cái máy tính thì CPĐT chính là hệ điều hành của nó; 2 thành phần này không thể tách rời nhau. Để xây dựng TPTM và CPĐT cần có cách tiếp cận đúng đắn. Đó là lấy người dân làm trọng tâm; nâng cao chất lượng cuộc sống công dân làm đích đến; bắt đầu bằng một kiến trúc công nghệ phù hợp. Kiến trúc đó cần đảm bảo tính mở, có khả năng kết nối tập hợp dữ liệu, chia sẻ thông tin liên thông giữa các bộ ban ngành và các thành phố với nhau. Sử dụng các tiến bộ công nghệ như Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để giúp điều hành thông minh dựa trên hiểu biết dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên”.

Ngoài phiên Báo cáo chính, Hội thảo còn có 2 phiên Thảo luận chuyên đề với nội dung: "Chuyển đổi số hoạt động quản lý nhà nước góp phần hoàn thiện Chính phủ số: Mô hình, giải pháp và Công nghệ" và "Cải cách, tinh giảm thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ công trực tuyến". Đã có  có 21 diễn giả là chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước về chính phủ điện tử, các đơn vị tư vấn và xây dựng, phát triển giải pháp công nghệ trong nước và quốc tế tham gia báo cáo, trình bày tại hội thảo.

Có thể bạn quan tâm