Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng nêu rõ: “Cuộc
Classroom Replay là giải pháp của công ty Blue Orange (Singapore) và phát triển tại Việt Nam cùng công ty Singa Việt (Singa-Viet Education Group). |
Cụ thể, Classroom Replay có thể ghi hình lại toàn bộ nội dung bài giảng và ngữ cảnh của lớp học, sau đó xuất bản lên hệ thống học trực tuyến (e-Learning) hoặc website một cách hoàn toàn tự động bằng định dạng Video. Giải pháp sử dụng thiết bị mã hóa và đồng bộ tín hiệu trung tâm Encoder được thu từ các thiết bị ngoại vi như: Camera, Máy tính, Micrô, Bảng tương tác thông minh.. Kết quả là sự kết hợp và đồng bộ nhiều màn hình trình diễn vào một video duy nhất (ví dụ: camera, màn hình trình chiếu và bảng cảm ứng thông minh..)
Hệ thống này có những ưu điểm như: ghi lại toàn bộ ngữ cảnh của lớp một cách tự động, trả lại kết quả là các video bài giảng nhanh chóng, đơn giản, mang đến một không gian học tập trực tuyến sinh động giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn.
Cùng đó, các thiết bị tích hợp nhỏ gọn, không làm thay đổi cấu trúc vật lý và không gian của lớp học truyền thống.
Phần mềm tích hợp với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều tính năng thiết thực như: tích hợp các câu hỏi trắc nghiệm ngay trên video, đánh dấu và tạo chỉ mục video, nhúng các từ khóa, đoạn văn bản để tìm kiếm ngay trên video, phát trực tuyến (live stream)...
Ngoài ra, hệ thống có thể lập lịch ghi hình và điều khiển hệ thống từ xa; Phần mềm tích hợp hỗ trợ biên tập cả các video từ các nguồn khác… làm phong phú nguồn nội dung đào tạo.
Đặc biệt, với người quản lý, giải pháp này có đầy đủ hệ thống báo cáo phân tích chi tiết và báo cáo thống kê..
Qua trải nghiệm thực tế, có thể thấy những giải pháp lớp học thông minh như Classroom Replay mang đến động lực mới cho người học, khi có thể xem lại bài giảng và các tương tác trên lớp, hỗ trợ ghi nhớ/ ôn lại các kiến thức nhờ gắn với ngữ cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó, giải pháp đáp ứng xu hướng áp dụng CNTT vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; lấy “học viên làm trung tâm”, giảm thời lượng ghi chép, tăng thời lượng và chú trọng hơn cho việc tương tác, thảo luận giữa giảng viên và học viên hoặc giữa các học viên với nhau; vào việc trình diễn (demo) trong lớp học..
Đồng thời, nó giúp các trường có thể từng bước xây dựng kho học liệu số sinh động, đầy đủ, dễ dàng quản lý – truy xuất cũng như tích hợp vào các hệ thống dạy và học trực tuyến (eLearning) khi cần thiết.
Với việc ứng dụng giải pháp này, việc quản lý và đo lường chất lượng đào tạo có thể được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm một cách dễ dàng.
Được biết, đến nay, mô hình tổng thể của giải pháp này đã bước đầu được nghiên cứu và triển khai tại một số trường như: ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Y tế Công Cộng, Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Trường đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm Xã hội…