SAP Innovation Summit là hội nghị thường niên được khởi xướng bởi SAP dành cho các đối tác SAP B1, SAP Business byDesign, và SAP Anywhere trên toàn cầu. Nhân sự kiện vừa qua, đối tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc, trong đó có
Ông Phạm Ngọc Ấn – Chủ tịch HĐQT (thứ 4 từ phải sang) cùng các đại diện DMSpro nhận kỷ niệm chương và hoa từ SAP (Nguồn: DMSpro)
Danh hiệu “Đối tác OEM năm 2016 – khu vực châu Á” quả là niềm vui lớn đối với DMSpro. Nhưng quan trọng hơn, giải thưởng này cũng như sự ra đời của hội nghị SAP Innovation Summit đã phản ánh xu hướng hội nhập CNTT trong thế giới “phẳng”, đồng thời nhấn mạnh khả năng tận dụng công nghệ nhằm mở ra cơ hội chưa từng có cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam giữa cuộc đua toàn cầu hóa
Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định: “Chúng ta không thể đơn giản nói không với toàn cầu hóa”.
Quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ là một tất yếu khách quan của nhu cầu hợp tác phát triển giữa các quốc gia, và Việt Nam không phải trường hợp ngoại lệ. Xuất phát từ chính sách “mở cửa” của Chính phủ nhiều năm trước, Việt Nam dần thâm nhập sâu hơn vào chuỗi trá trị toàn cầu thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương được ký kết như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)...
Toàn cầu hóa mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Xét về tốc độ tăng trưởng, một số nhà kinh tế học dự báo TPP sẽ giúp GDP nước ta tăng thêm 23.5 tỷ USD vào năm 2020 và 33.5 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, Việt Nam ngày càng thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào, tiếp cận các thị trường lớn dễ dàng hơn nhờ sự cắt giảm thuế quan, nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh, và từng bước được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (Nguồn: Internet)
Rõ ràng đi đôi với lợi ích là những thách thức cần phải đối mặt, chẳng hạn sự “dịch chuyển” lao động lành nghề từ các quốc gia khác cạnh tranh trực tiếp với nguồn nhân lực Việt Nam, hoặc hàng hóa chưa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật để hưởng lợi từ xuất khẩu. Tuy nhiên, chính yếu tố này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nội địa cải tiến chất lượng sản phẩm – dịch vụ, nỗ lực học hỏi công nghệ tiên tiến của thế giới, qua đó giành lấy vị thế trên thị trường.
Khi công nghệ là “hoa tiêu” của con tàu hội nhập
Ở một góc độ khác, toàn cầu hóa giúp công nghệ “chạm ngõ” Việt Nam sớm hơn. Vốn đi sau về CNTT so với bạn bè khu vực, ngày nay chúng ta đã bắt đầu ghi tên mình trên “bản đồ công nghệ thế giới”. Công nghệ vừa là hệ quả của hội nhập, vừa là công cụ mà doanh nghiệp có thể khai thác nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Câu chuyện “Flappy Bird” của chàng trai Nguyễn Hà Đông cho thấy, sự giao thoa giữa công nghệ và tư duy thức thời sẽ dẫn tới cánh cửa thành công.
Quá trình tiếp thu, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đã góp phần nâng cấp nền tảng CNTT trong nước, tạo tiền đề cho sự phát triển của điện toán đám mây, hạ tầng GSM, CDMA, băng thông 4G, thương mại điện tử…. Đặc biệt, hoạt động chuyển giao công nghệ phần lớn diễn ra với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), ví dụ như dây chuyền sản xuất thiết bị di động (Samsung), công nghệ chế tạo ô tô (Toyota) và gần đây là điện toán biết nhận thức (IBM) ngày càng được “nội địa hóa”. Các tín hiệu tích cực này cho phép chúng ta kỳ vọng rằng, tương lai không xa doanh nghiệp Việt Nam sẽ đủ “mạnh” để bứt phá trên con đường hội nhập.
Việt Nam có thể tận dụng công nghệ để “đi tắt, đón đầu” trong hội nhập (nguồn: Internet)
Nói đến công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh kênh FDI thì những tổ chức – doanh nghiệp Việt Nam chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và đưa giải pháp của các tập đoàn CNTT quốc tế vào ứng dụng thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
DMSpro và dấu ấn với giải pháp DMS
Được thành lập với tham vọng “công nghệ hóa” kênh phân phối truyền thống, DMSpro là đơn vị tiên phong giới thiệu giải pháp quản lý hệ thống phân phối & bán hàng DMS (Distribution Management System) trên nền tảng điện toán đám mây tại Việt Nam.
Để làm được điều này, DMSpro đã lựa chọn chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” SAP. Là một trong 10 đối tác OEM duy nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản (APJ) của SAP, DMSpro phát triển giải pháp S.DMS dựa trên chuẩn SAP B1, đồng thời bổ sung, chỉnh sửa tính năng phù hợp với văn hóa, mô hình quản trị trong nhiều ngành nghề từ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), dược phẩm, vật liệu xây dựng đến điện tử, đồ gia dụng và nông nghiệp.
Sở hữu đội ngũ chuyên gia hơn 14 năm kinh nghiệm triển khai DMS ở Việt Nam và Đông Nam Á, DMSpro tự hào chia sẻ câu chuyện thành công của nhiều khách hàng lớn, đa quốc gia như Samsung, P&G, Tân Hiệp Phát, TH True Milk và Pahtama (Myanmar). Gói giải pháp được DMSpro đầu tư tâm huyết bao gồm tự động hóa bán hàng (SFA), quản lý tuyến bán hàng (eRoute), đánh giá trực quan (Visibility), kiểm soát tồn kho (VMI), quản lý lịch làm việc (eCalendar), phân tích kinh doanh chiến lược (BI) và báo cáo tích hợp.
Mới đây, DMSpro cũng vinh dự nhận giải “Sao Khuê 2017” trong lĩnh vực Quản lý doanh nghiệp lớn với giải pháp S.DMS (Powered by SAP B1). Nguồn: DMSpro
Kim chỉ nam “Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết” và “Không ngừng cải tiến chất lượng” đã và đang định hướng mọi hoạt động kinh doanh của DMSpro. Ban lãnh đạo công ty nhanh chóng nắm bắt cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, tiếp cận xu hướng CNTT mới nhất trên thế giới và chuyển hóa thành “công thức” thành công, để từ đó DMSpro có thể khẳng định vai trò là đối tác chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.