Việt Nam xếp thứ 5 ASEAN về tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam xếp thứ 5 ASEAN về tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
Tạp chí Nhịp sống số - Tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2019, kết quả khảo sát mới nhất của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại ASEAN (IDG ASEAN) cho thấy: tại Việt Nam, tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt là 21% tổng tỉ trọng thanh toán, xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN.

ngân hàng số, IDG, ngân hàng bán lẻ, tài chính - ngân hàng, thanh toán không tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt,

Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2019 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với IDG Vietnam tổ chức đã giới thiệu một số thông tin thú vị về xu hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng giải pháp ngân hàng số.

Theo số liệu của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết tháng 9 năm 2019, Việt Nam có 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử. Bên cạnh các công ty fintech, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán trên nền tảng công nghệ mới, cụ thể có 24 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán QR code với 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code.  Ngoài ra, có 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua di động.

Theo thống kê, tổng lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2019 qua kênh internet đạt 204,22 triệu lượt, tăng 60,64% so với cùng kỳ; giá trị giao dịch đạt 9.506 nghìn tỉ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ; tổng lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 169,86 triệu lượt, tăng 109,48% so với cùng kỳ, giá trị giao dịch đạt 1.761 nghìn tỉ đồng, tăng 160,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, về tổng quan, tỉ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tiền mặt trên tổng mức bán lẻ vẫn còn thấp, bản thân việc phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng còn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa thực sự phát triển như hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến vùng khó khăn, lạc hậu. Tỷ lệ vay mượn qua các tổ chức tài chính chính thức thuộc diện tương đối cao nhưng vẫn còn nhiều hình thức vay mượn không chính thức; tài chính kỹ thuật số chưa phát triển, số người sử dụng các dịch vụ tài chính số ở mức thấp. Fintech tuy nhiều nhưng chỉ tập trung vào thanh toán tiêu dùng chứ chưa phủ khắp các loại hình thanh toán, dịch vụ cao cấp khác. Internet góp phần thúc đẩy phát triển giải pháp thanh toán tại Việt Nam, nhưng việc sử dụng tài khoản để thanh toán vẫn còn thấp, đa số các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt.

ngân hàng số, IDG, ngân hàng bán lẻ, tài chính - ngân hàng, thanh toán không tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt,

Chia sẻ tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2019, ông Vincent Ling - Phó Tổng Giám đốc, UnionPay International Đông Nam Á - cho rằng: Để góp phần khắc phục tình trạng trên, loại hình tài khoản ảo Virtual và thanh toán bằng mã QR đang được xem là giải pháp phù hợp vì chi phí triển khai thấp, dễ mở rộng và được triển khai nhanh chóng mà vẫn cung cấp mức độ bảo mật tương tự như thanh toán thẻ truyền thống.

“Người dùng cũng có thể sử dụng tài khoản ảo để mua hàng trực tuyến hoặc dùng điện thoại của mình để thanh toán không tiếp xúc qua chức năng NFC (chuẩn kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn).Ước tính, có đến 80% dân số Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh để làm nhiều việc khác nhau, nên việc sử dụng tài khoản ảo Virtual khá dễ dàng”, đại diện UnionPay khuyến nghị.

Tuy nhiên, theo đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ MOCA , thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người Việt được xem là ưu tiên hàng đầu trong việc thúc đẩy định hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay  nhưng đây cũng chính là thách thức cực lớn, bởi nó đòi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động phải đầu tư, đổi mới liên tục để tuyên truyền lợi ích và khuyến khích người dân, các đơn vị chấp nhận thanh toán và doanh nghiệp thương mại lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn nữa.

Song song với việc bàn thảo cách thức phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tại hội thảo, các chuyên gia còn bàn tới nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả vận hành ngân hàng số, tiêu biểu như giải pháp Nucleus Software’s FinnOne Neo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng.

Ông Venkatraman Rajagopalan - Phó Chủ Tịch Phụ trách kinh doanh, Khu vực Đông Nam Á, Nucleus Software - phân tích vấn đề trên góc nhìn tổng quan: Năm 2018, GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,1%, cao nhất trong 10 năm qua. Theo báo cáo của McKinsey, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã khá ổn định trong những năm gần đây với ROE của các ngân hàng tăng mạnh từ 7,3% (năm 2014) lê 12, 2% năm 2018. Nợ xấu cao nhưng đang có xu hướng giảm dần và nhìn chung đã có tiến bộ trong việc giải quyết nợ xấu, đó là một dấu hiệu tốt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá thấp ở Việt Nam cũng như các nước APAC khác, điều này cho thấy cơ hội cho các ngân hàng và những người cho vay khác. Lợi nhuận chung của các ngân hàng đang được cải thiện, phù hợp với kế hoạch của ngành.

"Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước một số thách thức, như cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như IFRS... Đồng thời, Việt Nam cũng cần phải nâng cấp khả năng của ngân hàng số để phục vụ khách hàng tốt hơn. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi có thể giới thiệu mô hình điển hình là Ngân hàng Queensland (BOQ) tại Australia, để đảm bảo công tác chọn lọc khách hàng, tránh rủi ro và nâng cao khả năng vận hành, ngân hàng này đã đầu tư xây mới nền tảng công nghệ cho vay Nucleus Software để thiết lập các quy trình số hóa, tự động hóa và hợp lí hóa để tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động và ra quyết định tín dụng toàn diện. Với quy trình xử lí kỹ thuật số từ đầu đến cuối, BOQ đã giảm 99% thời gian để có quyền phê duyệt khoản vay và giảm 85% trong tổng thời gian chạm để xử lí ứng dụng. Đây chính là những lợi ích và xu thế chuyển đổi bắt buộc mà các ngân hàng phải tham gia", ông Venkatraman Rajagopalan nói.

Bên lề diễn đàn, có nhiều giải pháp, dịch vụ tài chính khác cũng được giới thiệu, như giải pháp cho vay ngang hàng (P2P). Mặc dù tại Việt Nam việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động này còn có nhiều điểm chưa thực sự hoàn thiện nhưng không thể phủ nhận đây là một mảng dịch vụ có tiềm năng.

Chia sẻ một số thông tin về thị trường cho vay ngang hàng, ông Phan Đình Điền - Sáng lập Rapbank Vietnam cho biết: “Theo số liệu Rapbank có được, chúng tôi đánh giá cung và cầu thị trường vay ngang hàng (P2P) rất lớn. Cụ thể, tiền gửi dân cư tại các tổ chức tín dụng đến tháng 6/2019 đạt 4,72 triệu tỷ đồng, chưa kể vàng, bất động sản... Như vậy, người dân có nhu cầu đầu tư lớn nếu như kênh đầu tư đó an toàn, minh bạch, sinh lời và hợp pháp. Tuy nhiên hiện nay nền tảng cho vay ngang hàng tại Việt Nam lại đang phát triển một cách tự phát, manh mún, phục vụ cho những nhóm nhà đầu tư cụ thể với mong muốn thu được lợi nhuận càng lớn càng tốt, khiến chi phí về phía khách hàng đẩy lên cao. Hơn nữa trong các ứng dụng cho vay ngang hàng này không thật sự thông minh như chúng ta mong muốn. Điều này khiến thị trường ngày càng có ác cảm với những ứng dụng cho vay online".

ngân hàng số, IDG, ngân hàng bán lẻ, tài chính - ngân hàng, thanh toán không tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt,

Ông Phan Đình Điền - Sáng lập Rapbank Vietnam

Để góp phần cải thiện thực trạng trên, đại diện Rapbank cho biết, đơn vị này mong muốn được hợp tác toàn diện hơn nữa với các ngân hàng, các định chế tài chính. "Thay vì đóng vai trò là đơn vị giúp tìm kiếm khách hàng cho ngân hàng, chúng tôi mong rằng có thể trở thành đơn vị tư vấn, đề xuất ngân hàng giải ngân. Về phía cơ quan nhà nước, chúng tôi hi vọng có thể trở thành đơn vị thí điểm, đồng hành cùng Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ chế, quy định chuẩn chỉnh để điều hành thị trường”, ông Phan Đình Điền nói.

Có thể bạn quan tâm

Liên tục ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), MoMo đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho đất nước. Nhờ đó, Fintech này tiếp tục có mặt trong “Top 10 Sao Khuê” năm thứ hai liên tiếp.