Cụ thể, thông tin từ Viettel cho biết: Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý” của
Sáng chế này đề xuất phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý, giúp phân tán dữ liệu một cách ngẫu nhiên và đồng đều tới từng vi xử lý trong mỗi nốt (node) mạng, từ đó giúp tăng hiệu năng xử lý và giảm thời gian khi thay đổi cấu hình hệ thống.
Sáng chế này đã được Viettel vận dụng thành công vào xây dựng Hệ thống tính cước thời gian thực – vOCS, giải quyết bài toán phân bổ và lưu trữ dữ liệu trong hệ thống vOCS giúp tăng tốc độ xử lý thông tin lên gấp 5 lần trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu rất cao về dung lượng thuê bao với hàng trăm triệu khách hàng và số lượng giao dịch đồng thời lên tới hàng trăm nghìn.
Cấu trúc dữ liệu phân tán của hệ thống vOCS cũng cho phép dự phòng (backup) dữ liệu đồng thời trên nhiều nốt mạng và cụm mạng (cluster) đảm bảo tính ổn định và tin cậy của hệ thống. Điều này đã được minh chứng trong thực tế bằng việc chưa từng mắc lỗi liên quan đến hệ thống tính cước của Viettel đối với hơn 170 triệu thuê bao của các nhà khai thác viễn thông tại 11 quốc gia, kể từ khi vận hành hệ thống vOCS từ tháng 3/2017 đến nay.
Ứng dụng này đã khiến vOCS giúp các nhà khai thác viễn thông có khả năng cung cấp cho mỗi khách hàng một gói cước với thời gian triển khai (Time-To-Market) ngắn hơn rất nhiều so với các hệ thống có cùng tính năng và khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng, kinh tế mà không ảnh hưởng đến dịch vụ đang cung cấp.
Ông Nguyễn Vũ Hà - TGĐ Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel - chia sẻ: “Khởi sự từ năm 2010, Viettel đã có một quá trình tập trung nghiên cứu các nền tảng, công nghệ lõi để định hình các dòng sản phẩm và bước đầu chế tạo thử nghiệm, có những sản phẩm trang bị thực tế cho các đơn vị trong nước. Từ năm 2017, Viettel thực hiện chuẩn hóa hệ thống quy trình theo quy chuẩn quốc tế và bước đầu đưa các sản phẩm ra thị trường thế giới”.