Viettel đặt mục tiêu đưa 24 triệu hộ gia đình trở thành những Home Gateway

Viettel đặt mục tiêu đưa 24 triệu hộ gia đình trở thành những Home Gateway
Tạp chí Nhịp sống số - Đây là thông tin được đưa ra tại Triển lãm công nghệ “Viettel với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” khai mạc sáng nay tại Tp. Hồ Chí Minh.

Triển lãm là một trong những hoạt động mà Viettel tổ chức nhân kỷ niệm 13 năm ngày

 Viettel, ứng dụng CNTT, IoT, triển lãm công nghệ, khai mạng 4G LTE, Cách mạng công nghiệp 4.0, Home Gateway,

Ông Nguyễn Thanh Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tham quan triển lãm

Những năm gần đây, Viettel đã tập trung đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển, bao gồm nhân sự có chuyên môn cao và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Một trong số thành quả tiêu biểu là trạm thu phát sóng 4G (eNodeB) do kỹ sư Viettel nghiên cứu, thiết kế và sản xuất. Viettel cũng đã nghiên cứu và làm chủ phần lớn hệ thống mạng lõi, từ tổng đài thoại, tổng đài tin nhắn, tính cước cho đến thiết bị truyền dẫn và cả nền tảng mạng 4G.

Viettel cũng đang sở hữu hơn 340.000 km cáp quang, gần 36.000 vị trí trạm phát sóng BTS, mạng 4G phủ tới 95% dân số cùng 5 trung tâm dữ liệu (Data Center), điện toán đám mây có quy mô lớn trên toàn quốc theo tiêu chuẩn quốc tế Tier 3, cùng hơn 3.000 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thiết bị, phần mềm, thiết bị viễn thông.

Theo ông Hoàng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi cần có một nền tảng mạng viễn thông đủ lớn mạnh và công nghệ hiện đại như nền tảng mạng 4G. Với việc nghiên cứu và sản xuất thành công, làm chủ hoàn toàn các sản phẩm hạ tầng mạng, Viettel đã sẵn sàng tạo ra nền tảng, tạo ra một "sân chơi" cho một nền công nghiệp 4.0, một xã hội 4.0 nơi mà mọi người, mọi thiết bị đều có thể kết nối nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Cụ thể, Viettel đã cung cấp nhiều dự án phần mềm cho Chính phủ điện tử, như dự án cơ sở dữ liệu dân cư dựa trên thông tin chứng minh thư, thẻ căn cước, dự án xây dựng hộ tịch điện tử. Viettel cũng đồng hành cùng ngành y tế xây dựng hồ sơ sức khoẻ người dân, cổng tiêm chủng quốc gia.

Về giáo dục, Viettel đã có những dự án rất thiết thực như phần mềm cho chương trình của kỳ thi quốc gia, chương trình Internet trường học với 40.000 điểm trường và cơ sở giáo dục được tập đoàn cung cấp hạ tầng internet miễn phí.

Trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, Viettel tập trung vào phát triển hạ tầng sản phẩm thông minh như hệ thống tưới tiêu tự động, cảnh báo giám sát chất lượng nước, đất, không khí để giúp các ngành nuôi tăng năng suất, giảm rủi ro bệnh tật.

Với các thành phố lớn, Viettel tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất như ở TP HCM là giao thông, an ninh môi trường, trật tự xã hội. Cụ thể, tại Hà Nội là dự án biến mỗi hộ gia đình trở thành một Home BTS (Home Gateway), kết nối với chính quyền, hạ tầng dịch vụ cơ sở thông qua hệ thống máy tính, di động.

Trong tương lai, Viettel đặt mục tiêu là 24 triệu hộ gia đình trên khắp đất nước sẽ trở thành những Home Gateway, để kết nối không chỉ một mà là hàng trăm thiết bị công nghệ, gia dụng với nhau. Bên cạnh đó, một hệ sinh thái các giải pháp cho doanh nghiệp đã sẵn sàng cung cấp như: Hệ thống văn phòng điện tử, hệ thống quản lý bán hàng DMS, hệ thống tem và hoá đơn điện tử cũng như các hệ thống quản lý khác để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.