Khảo sát này cho thấy 70% các tổ chức trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được khảo sát sử dụng nhiều đám mây công cộng, với chỉ 38% cho biết họ có chiến lược đa đám mây đầy đủ. Một thách thức khác lớn hơn là các tổ chức được khảo sát không có sự kết nối giữa các ứng dụng của họ với chiến lược đám mây. 90% người tham gia khảo sát đến từ các tổ chức ứng dụng đa đám mây cho biết họ có các ứng dụng chạy trên nhiều đám mây, cho phép các tổ chức này nâng cao năng suất phát triển ứng dụng, DevOps và CNTT cũng như rút ngắn thời gian đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường.
Nhìn chung, các tổ chức Cloud Smart - được định nghĩa là các tổ chức có môi trường kinh doanh thông minh để sáng tạo và mở rộng quy mô một cách an toàn, trên nhiều loại hình môi trường - có hiệu năng cao hơn so với các tổ chức thuộc ba nhóm khác trong báo cáo: Trailing (Tiếp cận trễ), Cloud Beginner (mới bước đầu ứng dụng công nghệ đám mây) và Cloud Intermediate (đang trong hành trình ứng dụng công nghệ đám mây). Nghiên cứu này cho thấy rằng các tổ chức thuộc nhóm Cloud Smart và Cloud Intermediate gần như bắt đầu từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Paul Simos, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của VMware, cho biết: "Các nghiên cứu là rất rõ ràng - các tổ chức trong khu vực của chúng ta đang hướng theo cách tiếp cận Cloud First, nhưng nhiều tổ chức đang nhanh chóng đạt đến mức ổn định trong việc sử dụng đa đám mây của họ. Thay vì áp dụng cách tiếp cận Cloud Smart, nhưng nhiều tổ chức đang gặp rủi ro đối mặt với tình trạng hỗn loạn về công nghệ đám mây (Cloud Chaos), đánh mất khả năng hiển thị giám sát và kiểm soát khi ngày càng nhiều các ứng dụng và dữ liệu của họ được đưa lên nhiều đám mây. Các tổ chức cần đầu tư có chiều sâu hơn vào đa đám mây. Giờ chính là lúc thay đổi và chuyển sang chiến lược Cloud Smart, không chỉ để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai sắp đến, mà còn tiếp tục duy trì và nâng cao năng suất lao động và khả năng sinh lời từ đám mây hiện tại và trong tương lai."
Có sáu lĩnh vực quan trọng mà các tổ chức trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần quan tâm trong giai đoạn tiếp theo của hành trình hướng tới tổ chức Cloud Smart:
- Khai phá tiềm năng doanh thu và lợi nhuận: Trong khi các tổ chức thuộc Châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát cho biết môi trường đa đám mây là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng doanh thu, các lợi ích này rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều đối với các tổ chức Cloud Smart. 97% các tổ chức Cloud Smart tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết cách tiếp cận đa đám mây của họ đã có tác động tích cực tới doanh thu và lợi nhuận.
- Biến dữ liệu thành tiền: Biến dữ liệu thành tiền đang nổi lên như một nguồn doanh thu quan trọng. Đối với các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát, 30% coi biến dữ liệu thành tiền là một nguồn doanh thu quan trọng so với 22% nhận định như vậy trong hai năm trước. Đối với các tổ chức Cloud Smart, 41% cho biết biến dữ liệu thành tiền hiện đang là một nguồn doanh thu quan trọng, 75% trong số họ dự báo điều đó sẽ thành hiện thực vào năm 2027.
- Triển khai khả năng hiển thị giám sát để kiểm soát chi phí đám mây: Thiếu khả năng hiển thị giám sát và kiểm soát trong các hoạt động đa đám mây đang trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tỷ lệ các tổ chức ngoài nhóm Cloud Smart gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí đám mây cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của các tổ chức trong nhóm khảo sát (32% và 70%)
- Giải bài toán chủ quyền và quản lý dữ liệu: Các tổ chức đang tăng cường thu thập dữ liệu từ khách hàng trên khắp thế giới. Đồng thời, chính phủ các nước đang yêu cầu các doanh nghiệp lưu dữ liệu họ thu thập được bên trong các đường biên giới chủ quyền. Đa đám mây có thể giúp được các tổ chức tháo gỡ các mối lo ngại về chủ quyền dữ liệu, khi 72% doanh nghiệp thuộc nhóm Cloud Smart cho biết họ có thể quản lý dữ liệu dễ dàng, bất kể dữ liệu nằm ở nước nào, so với 63% các tổ chức thuộc nhóm Trailing. Hơn nữa, 89% doanh nghiệp nhóm Cloud Smart cho biết họ có thể dễ dàng bảo đảm an ninh dữ liệu, bất kể ở nước nào, so với 60% các tổ chức thuộc nhóm Trailing.
- Tăng cường an ninh bảo mật và kiểm soát: Khi số lượng đám mây tăng thêm, các điểm xâm nhập tiềm tàng của các đối tượng xấu cũng tăng lên, vì thế 42% các tổ chức chia sẻ, 'gia tăng rủi ro an ninh mạng' là thách thức gắn liền với đa đám mây.
Trong bối cảnh các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thiếu khả năng hiển thị giám sát và kiểm soát môi trường đa đám mây, không có gì đáng ngạc nhiên khi 61% trong số họ cho biết họ cần cải thiện chiến lược an ninh mạng để có thể bảo vệ thành công các ứng dụng và dữ liệu đặt trên nhiều đám mây. Để so sánh, hơn 9 phần 10 các tổ chức Cloud Smart cho rằng họ không cần cải thiện nhiều để bảo vệ dữ liệu của tổ chức (93%), dữ liệu của người dùng cuối (93%) và dữ liệu của khách hàng (92%).
- Lấp đầy khoảng trống nhân lực: Một cản trở khác trên đường tới thành công với đa đám mây là khoảng trống về nhân lực. 46% đối tượng tham gia khảo sát đồng ý rằng tổ chức của họ không có đủ kỹ năng để xây dựng cách tiếp cận đa đám mây, thậm chí các tổ chức Cloud Smart cũng đang vấp phải cản trở này, với 42% trong số họ nhất trí với ý kiến nói trên. Có chiến lược đa đám mây rõ ràng là một yếu tố tối quan trọng, với 91% đối tượng tham gia khảo sát ghi nhận vai trò quan trọng của chiến lược này đối với tuyển dụng và giữ chân nhân tài giỏi nhất của mình.
Để giúp các tổ chức trong giai đoạn tiếp theo của hành trình đám mây, VMware mới đây đã công bố các giải pháp giúp khách hàng vận hành, mở rộng và bảo đảm bảo mật tốt hơn cho công việc kinh doanh trên các đám mây riêng và đám mây công cộng cũng như tại vùng biên mạng để áp dụng cách tiếp cận Cloud Smart cho các đám mây của họ.
VMware ra mắt bộ công cụ và dịch vụ hỗ đánh giá mới để giúp các doanh nghiệp có những bước đi ý nghĩa và thiết thực hướng tới trở thành tổ chức Cloud Smart trong môi trường vận hành đa đám mây, và giúp khu vực này hiện thực hóa tiềm năng kinh tế và đổi mới sáng tạo của mình.