VMware thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam

VMware thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 21/11, trong sự kiện vFORUM thường niên của VMware vừa diễn ra tại TP.HCM, công ty đã chia sẻ tầm nhìn về chuyển đổi doanh nghiệp trong bối cảnh môi trường điện toán đám mây đang ngày càng dịch chuyển mạnh mẽ.

VMware thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam

Với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và CNTT đã nhận thức rõ ràng về tác động tích cực của việc chuyển đổi kỹ thuật số,


Tầm nhìn điện toán đám mây của VMware

Điều này được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết tại những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước đang tăng cường ứng dụng các công nghệ đột phá và sự thành công của Viettel IDC - nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Việt Nam, và cũng là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cấp độ Enterprise đầu tiên tại khu vực ASEAN thuộc chương trình VMware Cloud Provider™ Program - là minh chứng rõ ràng về thực tế hoạt động dựa vào CNTT. Ngoài khả năng nhanh chóng triển khai các dịch vụ đám mây với các chức năng cập nhật mới nhất và hiểu quả hoạt động tăng cao, giờ đây Viettel IDC có thể mang đến cho khách hàng khả năng đáp ứng tốt hơn, với giá thành có độ tin cậy cao hơn và mang lại hiệu quả chi phí tốt hơn, đồng thời cắt giảm được chi phí đầu tư CNTT của họ với hiệu năng, độ sẵn sàng và khả năng mở rộng cao hơn.

Hướng tiếp cận “Ưu tiên Con người” với nền tảng Kinh doanh di động

Bản chất của công việc đang thay đổi. Khi công việc không còn gắn với những môi trường làm việc cố định, thì khuynh hướng di động, ưu tiên con người đang trở nên thiết yếu. Thay vì các chiến lược quản lý thiết bị và ứng dụng manh mún, đơn lẻ với nhiều người dùng đầu cuối tại nhiều địa điểm, phần cứng và phần mềm khác nhau, những nền tảng không gian làm việc số tương lai này cung cấp trải nghiệm đơn giản và an toàn cho cả người dùng cuối lẫn bộ phận CNTT.

Một định chế tài chính hàng đầu thế giới khi áp dụng mô hình làm việc mới này đã phát sinh nhu cầu trang bị một nền tảng thông suốt và dễ dàng sử dụng cho 200.000 nhân viên của họ, nhờ đó có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tới khách hàng của mình. Là đối tác với Dell EMC, VMware đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức tài chính này để tùy chỉnh VMware Horizon® Enterprise Edition, một gói tập hợp các giải pháp về môi trường làm việc được định nghĩa bằng phần mềm, cho phù hợp với yêu cầu của họ. Điều này đã tạo nên một cấu trúc CNTT có thể đơn giản hóa việc quản lý truy cập và ứng dụng, đồng thời vẫn đảm bảo thông tin được bảo mật, nhờ đó giúp nhân viên của họ hoàn thành công việc theo thời gian thực một cách dễ dàng hơn với bất cứ thiết bị nào hoặc tại bất kỳ vị trí nào.

Các trung tâm dữ liệu tương lai

Tái định nghĩa lại trải nghiệm của khách hàng, cải thiện mức độ gắn kết, tương tác với nhân viên và nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thể thực hiện được khi có một cơ sở hạ tầng CNTT sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tương lai. Một trung tâm dữ liệu hiện đại là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu năng và hiệu quả của các nguồn lực CNTT cũng như củng cố sự sẵn sàng và an toàn cho các ứng dụng trọng yếu.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Telekom Malaysia, quá trình ảo hóa cơ sở hạ tầng dựa trên thiết bị phần cứng cũ của công ty với các giải pháp và dịch vụ SDDC (Software-defined Data Center - Trung tâm dữ liệu Được định nghĩa bằng phần mềm) của VMware chính là cách để hướng tới nâng cao hiệu suất và hiệu quả này. Với sự chuyển đổi này, Telekom Malaysia đã cắt giảm được 75% chi phí phần cứng và 25% chi phí phần mềm, cùng với đó là hiệu quả kinh doanh tăng lên đáng kể tới 70% dựa trên nền tảng hạ tầng đồng bộ và hiệu năng cao mới này. Không chỉ tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh tăng lên, cho phép hoạt động kiểm thử không gây gián đoạn hoạt động và dễ dàng mở rộng, hãng viễn thông này còn có thể hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động đổi mới sáng tạo và các sáng kiến góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Mô hình kỹ thuật số mới

Công nghệ không chỉ còn đơn thuần liên quan đến việc tối ưu hóa Tổng chi phí sở hữu và chi phí hoạt động, mà còn là việc tăng cường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh doanh. Môi trường điện toán đám mây (cho dù là đám mây riêng, lai hay công cộng) đã trở nên phổ biến, rộng khắp trong vài năm qua và các doanh nghiệp đang ứng dụng điện toán đám mây để nâng cao tốc độ và độ linh hoạt trong kinh doanh bằng một số phương thức, hình thức nhất định.Tuy nhiên, việc quản lý người dùng, nguồn lực và ứng dụng giữa nhiều môi trường điện toán đám mây cũng đã mang đến những thách thức mới, bao gồm hoạt động quản trị và kiểm soát, cấp phát tài nguyên cho tải công việc, quản lý dung lượng, khả năng di chuyển ứng dụng và nhu cầu giám sát hiệu năng, đảm bảo tính minh bạch về chi phí giữa các môi trường điện toán đám mây khác nhau.

Có thể bạn quan tâm