Xiaomi niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, dành 30% cho R&D

Xiaomi niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, dành 30% cho R&D
Tạp chí Nhịp sống số - Tập đoàn Xiaomi ngày 23/6 đã thông báo chi tiết về việc phát hành cổ phiếu toàn cầu và niêm yết trên sàn chứng khoán của Hong Kong.

Xiaomi, R&D, niêm yết, chứng khoán công nghệ, Chứng khoán,

Theo Xiaomi, có tổng cộng 2.179.585.000 cổ phiếu (theo Phân bổ vượt mức) đang được phát hành qua đợt niêm yết này, trong đó có 2.070.605.000 cổ phiếu quốc tế (có thể điều chỉnh lại và Phân bổ vượt mức) (“Cổ phiếu quốc tế”) và 108.980.000 cổ phiếu Hong Kong (có thể điều chỉnh lại), chiếm lần lượt 95% và 5% số lượng cổ phiếu được phát hành.

Mức giá công bố hiện tại được dự tính sẽ nằm trong khoảng 17 đến 22 đô la Hong Kong cho mỗi cổ phiếu.

Những nhà giao dịch cổ phiếu và Công ty kỳ vọng sẽ cho phép các nhà bao tiêu quốc tế, có thể thực hiện quyền tùy chọn thông qua các đại diện chung (thay mặt cho các nhà bao tiêu quốc tế), Phân bổ vượt mức, sẽ được thực thi tùy chọn từ ngày ký hợp đồng với các nhà bao tiêu cho đến 30 ngày sau ngày cuối cùng niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, để có thể bán được 125.451.000 cổ phiếu hạng B bởi các nhà giao dịch cổ phiếu hoặc phát hành 201.486.000 cổ phiếu hạng B mới bởi Công ty, chiếm khoảng 15% của số lượng cổ phiếu khởi điểm, có cùng mức giá với các cổ phiếu quốc tế, để có thể đảm bảo phân bổ vượt mức được số lượng cổ phiếu quốc tế, bên cạnh những việc khác nếu có.

Goldman Sachs, Morgan Stanley và CLSA là các nhà đầu tư chung, điều phối toàn cầu, điều hành và quản lý chính của việc niêm yết cổ phiếu toàn cầu.

Theo đại diện Xiaomi, Công ty dự định sẽ sử dụng khoản thu nhập từ lần phát hành cổ phiếu này cho một số mục tiêu trọng yếu. Trong đó, khoảng 30% dành cho nghiên cứu và phát triển cũng như các nỗ lực khác trong việc phát triển các sản phẩm trọng yếu của Công ty, bao gồm điện thoại di động, TV thông minh, máy tính xách tay, loa AI và router thông minh. 

Ngoài ra, khoảng 30% dành cho đầu tư và mở rộng cũng như giữ vững sức mạnh hệ sinh thái của Công ty dành cho mảng IoT và các sản phẩm phục vụ đời sống cũng như các dịch vụ internet di động, bao gồm AI;

Lei Jun, Giám đốc điều hành, Nhà sáng lập của Xiaomi, kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị cho biết: “Chúng tôi là một công ty phát triển và sáng tạo trên nền tảng internet với cam kết sẽ đem lại các sản phẩm ấn tượng cùng mức giá trung thực. Với mô hình kinh doanh “triathlon” độc đáo, chúng tôi tiếp tục duy trì thiết kế xuất sắc và chất lượng sản phẩm vượt trội, trong khi vẫn giữ được mức giá cạnh tranh, gần sát với giá sản xuất bằng cách bán cho người dùng thông qua các kênh trực tuyến hiệu quả cũng như các nhà bán lẻ mới. Sau đó chúng tôi đem lại cho người dùng của mình một loạt các sản phẩm dịch vụ internet ở nhiều mảng khác nhau".

Cụ thể, mô hình kinh doanh Triathlon của Xiaomi bao gồm 3 trục: phần cứng sáng tạo, chất lượng cao và thiết kế đẹp tập trung mang đến trải nghiệm ấn tượng cho người dùng; các kênh bán lẻ hiệu quả mới cho phép sản phẩm được định giá tốt hơn; và các dịch vụ internet hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.