Xiaomi thăng hạng trong danh sách Fortune Global 500

Xiaomi thăng hạng trong danh sách Fortune Global 500
Tạp chí Nhịp sống số - Xiaomi - nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới tiếp tục thăng hạng trong danh sách Fortune Global 500. Theo đó, Xiaomi xếp hạng 266, đánh dấu lần thứ 4 công ty công nghệ này góp mặt trong danh sách.

Lần đầu tiên Xiaomi xuất hiện trong danh sách Fortune Global 500 tại vị trí thứ 468 vào năm 2019, chỉ mới 9 năm sau khi thành lập. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã giúp công ty cải thiện thứ hạng mỗi năm - xếp hạng 422 vào năm 2020 và tăng lên vị trí 338 vào năm 2021.

Theo tạp chí Fortune, từ năm 2019 đến nay, Xiaomi đã tăng hơn 200 vị trí trong 4 năm. Điều này giúp Xiaomi trở thành công ty công nghệ Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh nhất.

Doanh thu và lợi nhuận ròng sau điều chỉnh của Xiaomi đã đạt mức cao mới vào năm 2021. Nhờ chiến lược "Smartphone × AIoT", các lô hàng xuất xưởng smartphone toàn cầu của Xiaomi đã đạt kỷ lục vào năm 2021. Các sản phẩm AIoT của hãng cũng được mở rộng nhanh chóng, tạo nên một hệ sinh thái sản phẩm phong phú xung quanh smartphone.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Xiaomi đứng thứ 3 trong ngành công nghiệp smartphone toàn cầu với thị phần 14,1% vào năm 2021. Doanh số smartphone của hãng đứng đầu tại 14 thị trường và nằm trong top 5 tại 62 thị trường. Tính đến ngày 31/12/2021, hơn 434 triệu thiết bị thông minh đã được kết nối với nền tảng này (không bao gồm smartphone, máy tính bảng và laptop), tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Vào năm 2021, thị phần trong các lô hàng xuất xưởng smartphone cao cấp của Xiaomi đã tăng lên khoảng 13% trong tổng số các lô hàng smartphone của hãng, tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Tính đến ngày 31/3/2022, Xiaomi đã được cấp hơn 26.000 bằng sáng chế và các đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu của công ty đã vượt quá con số 53.000.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.