Xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng

Xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng
Tạp chí Nhịp sống số - các ngân hàng Việt Nam hiện đang có sự chuyển động tích cực theo các xu hướng công nghệ mới. Đây là nhận định của ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017, diễn ra hôm nay (6/12) tại Hà Nội.

Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với

 ngân hàng số, IDG, chuyển đổi số, Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017, e-banking,

Tại Diễn đàn, đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, ứng dụng các công nghệ mới để dễ dàng tương tác và quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, đưa ra các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, xu thế này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, như: nâng cao độ an toàn bảo mật cũng như phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhất là khách hàng nhạy bén với công nghệ mới.

“Thực tế này đã đặt các ngân hàng đứng trước những thách thức rất lớn trong việc thu hút khách hàng thân thiết và gia tăng doanh số” - ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.

Theo ông Hà Huy Tuấn, cuộc CMCN 4.0 với sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới đột phá như công nghệ robotic, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây dữ liệu lớn… đang làm thay đổi mạnh mẽ các ngành và lĩnh vực. Những mô hình kinh doanh mới đã xuất hiện như Uber, Grab (trong lĩnh vực giao thông, đi lại), Traveloka, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Alibaba, Amazon (lĩnh vực thương mại điện tử), Atom Bank, Fidor Bank (ngân hàng số không có chi nhánh vật lý)… và còn rất nhiều mô hình thành công khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội.

Cũng theo chuyên gia này, xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo được đánh giá sẽ trở thành cách thức chính mà các ngân hàng tương tác với khách hàng (theo Báo cáo Tầm nhìn Công nghệ Ngân hàng 2017 của Accenture 4). Trí tuệ nhân tạo có thể giúp các ngân hàng tạo cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ giống như được cung cấp bởi con người hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của AI trong công nghệ xe tự lái, máy bay không người lái, các trợ lý ảo trong điện thoại thông minh như Siri của iPhone, Bixby của Samsung, tương lai các ngân hàng với phần mềm nhận diện giọng nói sử dụng AI cùng với những sáng tạo Fintech sẽ giúp thay đổi bộ mặt của ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tại Diễn đàn cũng nhận định:  xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự trưởng thành của các đơn vị Fintech tại thị trường Việt Nam đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn của CMCN 4.0.

Theo “Báo cáo về dịch vụ ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và Xu hướng tại Việt Nam” do IDG Vietnam thực hiện năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015. Các giải pháp Fintech cũng đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính tiện lợi và các giải pháp bảo mật hiện đại.

Tuy nhiên bên cạnh đó, các giải pháp e-banking tại Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm, như: phí giao dịch cao, lỗi giao diện còn xảy ra khá thường xuyên; dịch vụ chăm sóc khách hàng dành cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến vẫn chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Mastercard và Tập đoàn công nghệ Nhật Bản NEC dự định ra mắt hệ thống thanh toán trực tiếp sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại cửa hàng khi mua sắm, bắt đầu thử nghiệm tại các thị trường tiềm năng như Singapore, Indonesia… trong năm sau.