Zebra Technologies dự báo các xu hướng công nghệ doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2021

Zebra Technologies dự báo các xu hướng công nghệ doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2021
Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 10/3, Zebra Technologies công bố dự báo của hãng về các xu hướng công nghệ doanh nghiệp hàng đầu cho năm 2021.

Đại dịch đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều ngành ngh khác nhau trong năm 2020 và sẽ còn tiếp tục gây khó khăn trong năm mới. Nhưng đại dịch cũng là chất xúc tác khiến nhiều xu hướng công nghệ quan trọng đã và đang được hình thành, bao gồm thương mại điện tử, tự động hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Do đó, khả năng tích hợp các giải pháp công nghệ mới nhằm duy trì hoạt động và lợi nhuận, cũng như tối ưu hóa luồng công việc để hỗ trợ liên tục nhu cầu cao điểm và ngăn ngừa sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ trở nên vô cùng cần thiết cho thành công trong kinh doanh. 

Các doanh nghiệp đã gia tăng chi tiêu trong tự động hóa thông minh, bao gồm cả robot, trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với máy học (ML) và các giải pháp phân tích dự báo (prescriptive analytics). Các doanh nghiệp mà muốn cung cấp những thông tin phân tích chi tiết để nhân viên kinh doanh có thể hành động theo thời gian thực sẽ cần ưu tiên áp dụng những công nghệ này trong năm 2021. 

Dưới đây là các xu hướng công nghệ doanh nghiệp hàng đầu cho năm 2021: 

  • Thị giác máy tính và Thị giác máy: Những tiến triển về các giải pháp thị giác máy tính và thị giác máy đang mang đến những mô tả chính xác hơn về môi trường vật lý của các công ty trong mọi ngành nghề. Hệ thống thị giác máy tính giúp phát triển các giải pháp để diễn giải trực quan và tìm hiểu thế giới trên quy mô rộng và theo hướng năng động hơn. Ví dụ, hệ thống này có khả năng nhận dạng giống như khả năng của con người, nhờ đó có thể xác định chính xác hơn về lượng hàng tồn kho và thiết lập quy trình thanh toán hợp lý hơn tại các điểm bán hàng. Thị giác máy là một tập hợp con của thị giác máy tính, trong đó sử dụng các kỹ thuật thị giác để thực hiện phân tích kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường. Với khả năng nắm bắt, xử lý, diễn giải và chỉ đạo hành động, thị giác máy tính và thị giác máy có thể giúp giải quyết các vấn đề cấp bách, tốn nhiều công sức.
  • Tự động hóa thông minh bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI) và Robot: Tự động hóa thông minh đã được hỗ trợ bởi các công cụ trợ lý ảo trên thị trường người tiêu dùng như Alexa và Siri. Các doanh nghiệp đang từng bước thu được những thành công ban đầu trong việc áp dụng loại công nghệ máy học này để cải thiện quy trình làm việc, giao hàng và trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, AI có thể cải thiện khả năng đề xuất hành động tiếp theo tốt nhất cho các doanh nghiệp, còn các công nghệ AI và robot đang đưa tự động hóa thông minh trở thành một phần của Internet vạn vật (IoT) và xu hướng Công nghiệp 4.0. Do đó, dự kiến việc áp dụng công nghệ AI trong ngành sản xuất và hậu cần kho vận (logistics) sẽ gia tăng vào năm 2021. 
  • Tự động hóa Bán lẻ và Kho hàng: Việc chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến đã có một bước nhảy vọt vào năm 2020, thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. 2020 là thời điểm lên ngôi của thương mại điện tử, hiện được dự báo sẽ chiếm 28% doanh số của chuỗi bán lẻ trên toàn cầu. Điều này rút ngắn quá trình chuyển dịch sang thương mại trực tuyến khoảng 3 năm, buộc các nhà bán lẻ phải nhanh chóng thích ứng bằng cách hợp lý hóa các cửa hàng, trung tâm hoàn tất đơn hàng và luồng công việc hậu cần của mình để có năng suất cao hơn khi họ phải đối mặt với những thách thức về lợi nhuận liên quan đến việc xử lý đơn hàng thương mại điện tử. Trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và kho hàng, các công nghệ tự động hóa vật lý, RFID và công nghệ cảm biến nhiệt độ - kết hợp với sự phát triển của robot, bao gồm cả robot có khả năng giao tiếp và làm việc cộng tác với con người - có thể giúp các trung tâm hoàn tất đơn hàng nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử.
  • Dữ liệu và Phân tích dự báo: Khả năng bao quát hoạt động tốt hơn và lập kế hoạch thông minh, hiệu quả hơn ngày càng trở nên thiết yếu. Dữ liệu là một tài sản vô giá và sức mạnh của nó chỉ được khai phóng nếu được cung cấp đúng lúc, cho đúng người để có kết quả hiệu quả hơn. Áp dụng giải pháp phân tích dự báo bằng cách sử dụng dữ liệu gần như thời gian thực sẽ giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy của hành động. Các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ phân tích thường có thể vận hành và tối ưu hóa cho sử dụng dữ liệu lịch sử, đây là một thách thức khi các mô hình dự đoán bắt đầu sử dụng những nguồn dữ liệu loại mới để tạo ra những hành động và kết quả mong đợi theo thời gian thực.

Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam, cho biết: “Với sự hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang đóng một vai trò then chốt trong việc giúp các doanh nghiệp trong nước có được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để luôn có vị thế hàng đầu và vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình trong năm 2021, các doanh nghiệp sẽ cần phải ứng dụng các công nghệ phù hợp nhằm mang lại kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn, ấn tượng hơn".

Có thể bạn quan tâm