20% vật liệu tái chế được dùng để sản xuất iPhone

20% vật liệu tái chế được dùng để sản xuất iPhone
Tạp chí Nhịp sống số - Apple tiếp tục ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình khi chúng chiếm gần 20% tổng số vật liệu được sử dụng trong các sản phẩm của hãng vào năm 2021.

Theo GizChina, bản Báo cáo Tiến bộ Môi trường năm 2022 của Apple vừa được công bố cho thấy, gần 20% tất cả các vật liệu tái chế được sử dụng trong sản phẩm năm 2021 từ công ty là kết quả của quá trình tái chế, chiếm tỷ lệ cao nhất chưa từng có trước đây về hàm lượng tái chế đạt được. Con số này bao gồm 59% tổng lượng nhôm được sử dụng, mặc dù một số sản phẩm có vỏ nhôm tái chế 100%.

Apple cũng thông báo 45% nguyên tố đất hiếm và 30% thiếc được tái chế. Cuối cùng, khoảng 13% coban tái chế được chứng nhận được sử dụng trong pin iPhone. Được biết, việc tháo dỡ iPhone có thể được thực hiện bởi Daisy - robot tái chế của Apple - trước khi đưa trở lại thị trường.

Vào Ngày Trái đất 22/4, khách hàng của Apple có thể tìm hiểu về những cải tiến môi trường thú vị đằng sau iPhone 13 - bao gồm cả robot tái chế Daisy - với trải nghiệm AR mới trên Snapchat. Các cửa hàng Apple Store trên toàn thế giới đang mời gọi khách hàng tìm hiểu thêm về các cam kết về môi trường của công ty bằng những tấm đề can cửa sổ đặc biệt.

Nhà sản xuất iPhone cũng thông báo họ đã loại bỏ gần như toàn bộ nhựa trong hộp sản phẩm của mình, đồng thời cho biết iPhone 13 là thiết bị đầu tiên của công ty không chứa vật liệu nhựa để đóng gói. Apple hy vọng sẽ loại bỏ tất cả việc sử dụng nhựa trong hộp đựng sản phẩm của mình vào năm 2025.

Do đó, iPhone 13 là một trong những sản phẩm sinh thái nhất của Apple ở thời điểm hiện tại. Lần đầu tiên đối với một thiết bị của Apple, việc tái chế vàng đã được áp dụng để lấy lớp vỏ của bảng logic trên iPhone 13 và iPhone 13 Pro, cũng như đối với cáp camera trước và camera sau thiết bị. Theo Apple, “cột mốc quan trọng” này sẽ mở ra một chuỗi cung ứng vàng được tạo thành hoàn toàn từ các vật liệu tái chế.

Sử dụng vật liệu tái chế chỉ là một phần trong chiến dịch trung hòa carbon kể từ năm 2020 của Apple, khi công ty đã chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái các văn phòng, cửa hàng và trung tâm dữ liệu kể từ năm 2018. Bằng cách loại bỏ bộ sạc và tai nghe khỏi iPhone của mình vào năm 2020 để giảm rác thải điện tử, chiến lược này đã tiết kiệm cho công ty gần 6 tỉ USD.

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.