Cụ thể, trong giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra, các chuyên gia của Facebook sẽ tiến hành điều tra để xác định cụ thể những ứng dụng nào (trong số các ứng dụng đã bị tạm dừng kia) có thể khai thác lượng lớn thông tin dữ liệu của người dùng Facebook nhằm phục vụ mục đích riêng và bán cho bên thứ ba.
Trước đó, vào đầu tháng Ba, vụ bê bối về dữ liệu thông tin người dùng Facebook chính thức bị vỡ lở, có liên quan đến công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica của Anh, đã buộc CEO Facebook Mark Zuckerberg phải nhiều lần ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Sau đó, Facebook đã xúc tiến cuộc điều tra các ứng dụng chạy trên nền tảng của mình từ ngày 21/3, sau khi Giám đốc điều hành kiêm người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã thừa nhận rằng, "Facebook đã phạm sai lầm trong quá trình bảo vệ thông tin của 50 triệu người sử dụng", và cam kết sẽ có biện pháp cứng rắn hơn nhằm siết chặt việc các nhà lập trình tiếp cận được những thông tin này. Tuy nhiên, con số người dùng bị ảnh hưởng sau đó được công bố lên tới 87 triệu người trong vụ bê bối này.
Cũng vì vụ việc này đã khiến uy tín của Facebook đã giảm sút nghiêm trọng. Trong siuoost mấy tháng qua, mạng xã hội này đã nỗ lực cải tiến, nâng cấp tính bảo mật để bảo vệ thông tin người dùng, đồng thời cũng tung ra nhiều giải pháp cứng rắn hơn đối với các ứng dụng chạy trên nền mạng.