Với tiêu đề “5G tại Đông Nam Á: Tái khởi động tăng trưởng tại các thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng” (tên gốc: 5G in ASEAN: Reigniting growth in enterprise and consumer markets), nghiên cứu của A.T. Kearney (do
“Tiềm năng của việc triển khai 5G tại ASEAN là rất lớn. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng, khu vực cần phải giải quyết các thách thức chính. Điều này đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ tất cả các bên liên quan – cơ quan quản lý, nhà khai thác và doanh nghiệp. Ông Hari Venkataramani, Trưởng nhóm phụ trách Báo cáo tại A.T. Kearney |
Do đó, nghiên cứu dự báo rằng đến năm 2025, tỷ lệ phổ cập của mạng 5G sẽ ở mức 25 – 40% tại các quốc gia chính trong khu vực. Tổng số thuê bao 5G tại khu vực ASEAN được dự báo vượt mức 200 triệu vào năm 2025.
Trong buổi gặp gỡ báo chí diễn ra ngày hôm nay (17/10) tại Hà Nội, ông Naveen Menon - Chủ tịch Tập đoàn Cisco khu vực ASEAN - đã chia sẻ các thông tin trên, đồng thời khẳng định: Việc triển khai 5G mở ra cơ hội lớn cho các nhà khai thác viễn thông trong việc tăng cường sự hiện diện trên thị trường doanh nghiệp và duy trì sự tăng trưởng dài hạn trong mảng khách hàng này.
“Việc ứng dụng triển khai dịch vụ 5G đang ở thời điểm chín muồi đối với các nhà khai thác viễn thông. Tỉ lệ sử dụng dữ liệu di động đang tăng nhanh chóng khi người dùng tiêu thụ ngày càng nhiều dịch vụ và nội dung trên thiết bị cá nhân. Đồng thời, các doanh nghiệp đang tìm cách tận dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0), được củng cố bởi Trí tuệ nhân tạo, IoT, in 3D, robot và thiết bị đeo tân tiến, để thúc đẩy tăng trưởng. Việc áp dụng thành công các công nghệ nêu trên chủ yếu phụ thuộc lớn vào nền tảng và khả năng kết nối của mạng viễn thông..", ông Naveen Menon nói.
Cũng theo đại diện Cisco, việc triển khai dịch vụ 5G sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể vào công nghệ để hiện đại hóa các mạng lưới kết nối viễn thông. Tại khu vực Đông Nam Á, các nhà khai thác viễn thông có thể sẽ tiếp tục đầu tư vào nâng cấp mạng 4G đồng thời bổ sung các tính năng của công nghệ 5G theo lộ trình. Điều này cho phép mạng 4G và 5G hoạt động đồng thời, giúp các công ty kiểm soát chi phí đầu tư và tỷ suất hoàn vốn (ROI) bền vững. Dự kiến, khi các nhà khai thác viễn thông sẵn sàng triển khai dịch vụ 5G, họ có khả năng đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng 5G của khu vực vào năm 2025.
Để khai thác tiềm năng này, khu vực ASEAN cần giải quyết một số thách thức chính, và Cisco rất sẵn sàng để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hành trình đó.
"Cisco đang hợp tác với các nhà mạng trong hành trình triển khai 5G và đã có một số khách hàng trong khu vực ASEAN đã và đang tham gia chuyển đổi mạng 5G" - ông Dharmesh Malhotra, Tổng Giám đốc khối Nhà cung cấp dịch vụ của Cisco khu vực ASEAN, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng: để giải quyết các thách thức, đầu tiên cần giải phóng và cung cấp phổ tần dành cho dịch vụ 5G và kéo theo việc triển khai mạng lưới không được tối ưu tốt nhất. 5G sẽ được triển khai trên nhiều băng tần, với 3 băng tần quan trọng trên toàn cầu trong thời gian tới: Băng tần thấp (700 MHz), băng tần trung (3.5 – 4.2 GHz) và băng tần cao với bước sóng milimet (24 – 28 GHz). Tại Đông Nam Á, nhiều băng tần này đã được sử dụng để cung cấp các dịch vụ khác. Băng tần thấp được sử dụng cho truyền hình miễn phí (FTA TV) và băng tần trung được sử dụng cho các dịch vụ vệ tinh. Mặc dù các băng tần với bước sóng milimet là sẵn có, việc triển khai này cần kết hợp với băng tần có dải tần số thấp để cho phép phủ sóng diện rộng tới khu vực ngoại ô và nông thôn cũng như trong tòa nhà với mức chi phí kinh tế nhất.
Ngoài ra, các nhà mạng sẽ cần xây dựng cẩn thận danh mục các dịch vụ và giá cả cho 5G khi khuyến khích và chuyển người dùng sang mạng tốc độ cao.
Về phía doanh nghiệp, nhà mạng cần tạo ra những khả năng mới và kết hợp các kết nối nâng cao với các giải pháp và ứng dụng để giúp khách hàng hiểu, thực hiện và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng. Họ cũng sẽ phải đối đầu với một loạt các đối thủ cạnh tranh cung cấp mạng dành riêng cho doanh nghiệp.