62 dự án năng lượng tái tạo đề xuất tính giá tạm bán cho EVN chưa đến 1.000 đồng/ kWh

Tạp chí Nhịp sống số - Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 1/8, đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất gần 4.000 MW gửi hồ sơ đàm phán giá điện cho Công ty mua bán điện thuộc EVN.

Cụ thể, EVN cho biết tính đến hết ngày 1/8, đã có 74/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất gần 4.000 MW đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện cho Công ty mua bán điện thuộc EVN. Trong đó có 62 dự án, công suất gần 3.400 MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 59/62 dự án; Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án với tổng công suất 3.181,41MW.

62 dự án năng lượng tái tạo đề xuất giá bán cho EVN dưới 1.000 đồng
Hơn 62 đự án điện tái tạo đề xuất giá bán siêu rẻ cho EVN

Theo quy định của Quyết định 21, giá trần của khung giá phát điện (chưa VAT) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp cụ thể như sau: Nhà máy điện mặt trời mặt đất có mức giá trần là 1.184,90 đồng/kWh; Nhà máy điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh; Nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh; Nhà mát điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh. Khung giá này có hiệu lực từ 7/1/2023.

Như vậy, với mức giá đề xuất tạm tính bằng 50% giá trần theo khung giá, mức giá nhà máy điện mặt trời mặt đất chuyển tiếp sẽ là từ 600 đồng/ kWh đến gần 900 đồng/ kWh tùy thuộc vào loại điện tái tạo.

Theo EVN, hiện có 17 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 859,52MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 21/7/2023 đạt khoảng 211,7 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.

21 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 30 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 38 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Đáng chú ý, theo EVN hiện vẫn còn 11/85 dự án điện tái tạo với tổng công suất 734,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán với EVN và các đơn vị liên quan của tập đoàn này.

Nguồn: danviet.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.