Theo Neowin, trọng tâm của việc mua lại là nâng cao các giải pháp dựa trên web được hỗ trợ bởi chuyên môn về đám mây của Adobe. Công ty đứng đằng sau Photoshop cho biết sự hợp tác của hai công ty sẽ giúp hình dung lại tương lai của sự sáng tạo và năng suất, tăng tốc sáng tạo trên web, nâng cao thiết kế sản phẩm và truyền cảm hứng cho cộng đồng toàn cầu gồm những người sáng tạo, nhà thiết kế và nhà phát triển. Công ty kết hợp sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, phát triển nhanh chóng và có khả năng tạo ra giá trị đáng kể cho khách hàng, cổ đông và ngành.
Việc mua lại chắc chắn đặt ra những câu hỏi thú vị liên quan đến các hành động chống lại khả năng cạnh tranh vì cả hai công ty đều là những ông lớn trong cùng một lĩnh vực cung cấp các công cụ thiết kế cho khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Mặc dù Figma khá phổ biến trên web nhưng công ty cũng có các ứng dụng trên máy tính để bàn và thiết bị di động. Tương tự như vậy, Adobe nổi tiếng với bộ công cụ chuyên nghiệp dành cho đối tượng sáng tạo với sự phổ biến rộng lớn cả trong thị trường cá nhân và doanh nghiệp.
Không bất ngờ khi thương vụ này có thể đối diện với nhiều rào cản. Ví dụ, Microsoft đã gặp khó khi thực hiện thương vụ thâu tóm Activision Blizzard bởi Cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường (CMA) của Anh.
Thỏa thuận dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng năm 2023, tùy thuộc vào sự chấp thuận của các bên liên quan và cơ quan quản lý. Cho đến khi điều đó xảy ra, cả hai công ty sẽ tiếp tục hoạt động độc lập. Sau khi thỏa thuận kết thúc, đồng sáng lập kiêm CEO Figma Dylan Field sẽ tiếp tục lãnh đạo nhóm Figma và báo cáo với Chủ tịch bộ phận Digital Media của Adobe David Wadhwani. Trong một blog riêng, Field đã nhấn mạnh rằng Figma sẽ tiếp tục hoạt động như hiện tại, nhưng cả hai công ty sẽ hợp tác để cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng của họ và tìm ra cách để phát triển nhanh hơn.