Cụ thể, trong chuyến thăm Turkuvaz Media Group ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 8/1, Chủ tịch Alibaba Michael Evans cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ có năng lực sản xuất lớn, đây là quốc gia có lợi thế nhất trên thế giới về mặt này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và những doanh nhân ở đây”.
Michael Evans cũng tin rằng các quốc gia có cơ sở hạ tầng công nghệ cao và sức mạnh sản xuất sẽ vượt lên dẫn đầu. Thổ Nhĩ Kỳ rất mạnh trong hai lĩnh vực này nên quốc gia này chắc chắn sẽ có lợi thế trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Nói về tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ Trendyol - "Startup siêu kỳ lân" đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và được hỗ trợ bởi Alibaba, ông Evans cho biết Alibaba sẽ tiếp tục hỗ trợ nếu công ty này muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập đoàn Trendyol Çağlayan Çetin tuyên bố rằng tập đoàn có nhiều nhà đầu tư và không cần phải huy động vốn vào lúc này. Ông Çetin cũng cho biết, sắp tới một thương hiệu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nhà tài trợ chính cho Thế vận hội và bán các sản phẩm lưu niệm trong sự kiện đó. Các sản phẩm này bao gồm quần áo may sẵn, đồ lưu niệm... được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ và xuất khẩu sang 100 quốc gia thông qua Trendyol.
Sau khi mua Trendyol vào năm 2018, "gã khổng lồ" Alibaba của Trung Quốc đã tăng tỷ lệ sở hữu lên 86,5%.
Đầu tháng Một năm ngoái, có thông tin cho rằng Trendyol đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) niêm yết kép ở New York hoặc London khi thu nhập từ bán hàng nước ngoài đạt mức 30% - 35% tổng doanh thu.