Cũng theo ước tính của GSMA, cũng vào năm này, mức thâm nhập kết nối 4G tại Ấn Độ có thể đạt mức 63%( 890 triệu thuê bao) trong khi mức thâm nhập smartphone đạt 76%.
Cùng với đó, doanh thu của ngành viễn thông nước này có thể đạt mức 30 tỷ USD vào năm 2025, tăng 5 tỷ USD so với năm 2017.
Trong đầu tháng 8 vừa qua, sau khi thị trường 4G đã đi vào hoạt động ổn định, để không bị bỏ lại quá xa trên thị trường 5G, chính phủ và nhà mạng Ấn Độ bắt tay ngay vào những kế hoạch dành cho 5G.
Theo đó, chính phủ Ấn Độ vừa phê duyệt kế hoạch cho bán đấu giá nhiều dải phổ tần khác nhau trong đó có những phổ tần được phân bổ riêng cho 5G. Ngay sau đó, cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ (TRAI) đã gửi những khuyến nghị và hướng dẫn cụ thể đến các nhà mạng trong nước.
Còn trước đó, cũng trong một nỗ lực để không bị bỏ lại quá xa trên thị trường 5G, vào tháng 10/2017, chính phủ Ấn Độ đã thành lập một Ủy ban để xây dựng lộ trình triển khai 5G trên toàn quốc vào năm 2020. Ngoài ra, vào đầu tháng 4 vừa qua, Ericsson thành lập Trung tâm Sáng tạo 5G tại Ấn Độ. Ericsson và Viện Công nghệ Ân Độ cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển công nghệ 5G ở Ấn Độ mang tên “5G cho Ấn Độ”. Sau khi thành lập Trung tâm Sáng tạo 5G, Ericsson và Viện Công nghệ Ân Độ sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu và phát triển để tìm ra các cách giải quyết các thách thức của quốc gia này bằng công nghệ di dộng.
Với những động thái này, Ấn Độ tỏ rõ quyết tâm tránh lặp lại việc chậm trễ như đã từng xảy ra khi nước này triển khai 4G đồng thời thực hiện tham vọng Ấn Độ là một trong những quốc gia triển khai 5G thương mại vào năm 2020 như nhiều quốc gia phát triển khác.