Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền CNTT phát triển mạnh nhất thế giới, đã hỗ trợ cho Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ năm 1999, Ấn Độ đã giúp đỡ Việt Nam phát triển nhân lực CNTT chất lượng cao thông qua việc triển khai chương trình Đào tạo Lập trình viên Quốc tế APTECH.
Những hỗ trợ của Ấn Độ cho ngành CNTT tại Việt Nam tại thời điểm đó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vào giai đoạn 1990-2000, khi Internet mới du nhập, nền công nghiệp phần mềm còn rất non trẻ và sơ khai, Việt Nam mới mò mẫm những bước đi đầu tiên để xây dựng ngành CNTT. Khi đó Việt Nam chưa có những nền tảng cơ bản về đào tạo, thiếu chuyên gia, thiếu tài liệu giáo trình chuẩn. Bức tranh CNTT trên thế giới chưa được nhìn nhận tổng quát: công nghệ nào đang áp dụng, cần cập nhật những gì… Quan trọng nhất là phương pháp đào tạo, chưa ai nắm rõ cần dạy CNTT như thế nào cho hiệu quả.
Khi đưa vào triển khai chương trình đào tạo của Aptech, Việt Nam ngay lập tức có một hệ thống hoàn chỉnh với mô hình chuẩn: tài liệu, giáo trình, cách triển khai, quản lý, công nghệ mới tại các nước tiên tiến… Việc nhận được hỗ trợ ngay từ ban đầu là một điều may mắn, chúng ta được tiếp thu một nền tảng tốt để đẩy ngành CNTT đi lên với tốc độ nhanh chóng. Trong 20 năm qua, Aptech tại Việt Nam đã đào tạo ra hơn 100.000 nhân lực IT chất lượng cao, trong đó có rất nhiều cá nhân đang đóng vai trò quan trọng như Giám đốc Công nghệ, Quản lý cấp cao, Trưởng dự án… tại các doanh nghiệp.
Công nghệ giảng dạy CNTT của Aptech được một số trường đại học tiên tiến triển khai thành công trong chương trình của mình. Chương trình giáo dục của Aptech chú trọng việc cập nhật các công nghệ mới nhất hiện đang áp dụng trong thực tế, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và sự phát triển chung của ngành. Theo đại diện của Bộ Thông tin & Truyền thông trong diễn đàn: Aptech là một điển hình thành công trong việc hỗ trợ hợp tác đào tạo CNTT giữa Ấn Độ và Việt Nam, mang lại hiệu quả rõ ràng, phát triển mô hình giáo dục mới, tiến bộ.
Với bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên đà bùng nổ, Việt Nam vẫn rất cần bổ sung thêm những nguồn lực quan trọng cho ngành CNTT: cập nhật công nghệ, đội ngũ chuyên gia có năng lực, hệ thống giáo trình chuẩn quốc tế… Đây là những nền tảng quan trọng, giúp ngành CNTT bắt kịp với sự phát triển chung trên toàn cầu.
Ông Anuj Kacker - TGĐ Tập đoàn Aptech chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo CNTT
Trong giai đoạn tới, tập đoàn Aptech Ấn Độ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về việc giảng dạy các công nghệ nổi trội trong thời đại 4.0: Big Data, Machine learning, AI, Blockchain… Ông Anuj Kacker nói về tiềm năng của ngành CNTT tại Việt Nam và những hỗ trợ trong tương lai: “Dân số trẻ ở Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Các công nghệ mới như Internet of Things, AI,… sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Ấn Độ là 1 trong các quốc gia có nền CNTT phát triển tốt mà Việt Nam có thể học hỏi, đặc biệt là mảng đào tạo. Aptech sẽ hỗ trợ đưa những kiến thức phù hợp với thực tế và công việc để các bạn hòa nhập được với ngành CNTT trên thế giới.”
Những định hướng hỗ trợ của Ấn Độ - cụ thể là tập đoàn Aptech - cho lĩnh vực CNTT tại Việt Nam góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo được nguồn nhân lực IT chất lượng cao, đem lại hiệu quả nhanh chóng và giúp Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với làn sóng 4.0.
Aptech là đơn vị đào tạo CNTT hàng đầu thế giới với 1350 trung tâm trên 40 quốc gia, cùng cộng đồng với hơn 1 triệu sinh viên IT. Chương trình đào tạo CNTT của Aptech được triển khai tại Việt Nam dựa trên cơ sở hợp tác, hỗ trợ giữa Ấn Độ và Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu quan trọng: |