An toàn thông tin: Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi chuyển đổi số

An toàn thông tin: Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Tạp chí Nhịp sống số - Tại sao an toàn thông tin lại trở thành mối quan tâm số một của các tổ chức doanh nghiệp hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn lý do các doanh nghiệp đầu tư cho bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp giải pháp phù hợp cho nhu cầu bảo mật thông tin của mình.

An toàn thông tin: Mối bận tâm hàng đầu của doanh nghiệp

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, các cuộc tấn công vào hệ thống mạng doanh nghiệp ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Vì thế, nhu cầu về bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu luôn được doanh nghiệp đặt ưu tiên lên hàng đầu khi triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các báo cáo mới đây của Statista - Công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Đức cho thấy, tổng số tiền mà các doanh nghiệp trên toàn cầu bỏ ra mỗi năm để bảo vệ hệ thống mạng cũng như dữ liệu, đã tăng lên đáng kể. Chi tiêu toàn cầu cho bảo mật thông tin đã tăng từ 101,5 tỷ USD năm 2017 lên 169 tỷ USD vào năm 2022. Phần lớn chi tiêu tập trung vào các dịch vụ bảo mật, bảo vệ cơ sở hạ tầng và thiết bị an ninh mạng. Thị trường công nghệ bảo mật thông tin được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Đến năm 2024, chi tiêu cho bảo mật thông tin trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm 2017.

Để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn dữ liệu, các doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm các giải pháp bảo mật thông tin khác nhau để đối phó với những cuộc tấn công của tội phạm mạng. Một trong số đó là sử dụng nền tảng quản lý an toàn thông tin được cung cấp bởi các đơn vị uy tín trên thị trường. Bằng cách giám sát hệ thống 24/7, ứng cứu và xử lý sự cố kịp thời, điều tra truy vết và chủ động săn tìm mối nguy, hệ thống của doanh nghiệp sẽ luôn trong trạng thái được bảo vệ và giảm thiểu tối đa những rủi ro, thiệt hại trước các cuộc tấn công của tội phạm mạng.

Đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp với “Hệ miễn dịch không gian số”

Nhận thấy nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức, Tập đoàn VNPT đã phối hợp với Tập đoàn IBM để nghiên cứu và xây dựng VNPT MSS - Nền tảng quản lý an toàn thông tin VNPT. Đây là một mắt xích quan trọng nằm trong “Hệ miễn dịch  không gian số VNPT” – VNPT Cyber Immunity

VNPT Cyber Immunity

VNPT MSS (VNPT Managed Security Service) là nền tảng giám sát, quản lý an toàn thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức kịp thời phát hiện, xử lý, ứng cứu các rủi ro mất an toàn thông tin trước các cuộc tấn công từ bên trong và bên ngoài. Sự xuất hiện của VNPT MSS sẽ giúp bảo vệ tài sản số,  cũng như giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. VNPT MSS hiện đang triển khai dịch vụ trên nền tảng đám mây (cloud), giúp cho việc triển khai, quản lý và sử dụng dịch vụ của khách hàng dễ dàng hơn.

Điểm làm nên sự khác biệt của VNPT MSS so với các giải pháp khác trên thị trường đó là sự uy tín. Không phải một sản phẩm công nghệ chắp vá từ những “open source” tràn lan trên mạng, VNPT MSS là thành quả của việc đầu tư nghiên cứu nghiêm túc giữa 2 đơn vị lớn đó là Tập đoàn VNPT và Tập đoàn IBM. Được xây dựng từ những kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia hàng đầu 2 Tập đoàn lớn, VNPT MSS chắc chắn là giải pháp an toàn thông tin mà các doanh nghiệp, tổ chức đang tìm kiếm.

Hiện tại, VNPT MSS cung cấp 4 dịch vụ cho doanh nghiệp gồm: Giám sát an toàn thông tin (Security Monitoring); Ứng cứu sự cố (Incident Response); Điều tra truy vết (Forensic) và Săn tìm mối nguy (Threats Hunting). Điểm nổi bật của VNPT MSS là sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh gói dịch vụ phù hợp với mục đích hoặc yêu cầu của mình.

VNPT MSS đã và đang trở thành một trong những đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp bảo mật thông tin chuyên nghiệp. Doanh nghiệp khi sử dụng VNPT MSS có thể ví như đã được trích ngừa “vaccine miễn dịch” với những mối nguy, rủi ro mất an toàn thông tin trên không gian mạng, từ đó có thể yên tâm tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp một cách an toàn, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ được trình trong quý 2/2024. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương là các địa phương được chọn để tổ chức triển khai thí điểm.