Apple cương quyết phản đối chính sách “cửa sau” của Anh

Apple cương quyết phản đối chính sách “cửa sau” của Anh
Tạp chí Nhịp sống số - Phản ứng lại với Đạo luật mới của Chính phủ Anh về các vấn đề bảo mật, Apple đã gửi một bức thư phản hồi phản đối các yêu cầu của nó.

Apple cương quyết phản đối chính sách “cửa sau” của Anh

CEO của Apple, ông Tim Cook hiện vẫn đang giữ vững lập trường của mình: việc tạo ra những lỗ hổng bảo mật để giúp các nhà cầm quyền xâm nhập vào các thiết bị iOS sẽ không được chấp nhận. Và giờ đây, lại một lần nữa Apple phản đối ý định này qua một bức thư đáp lại việc  đưa ra một đạo luật mang tên Investigatory Powers Bill, một luật mới giúp các nhà cầm quyền Anh tăng các phạm vi xâm nhập của mình lớn hơn khá nhiều so với trước đây.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác về những ảnh hưởng của đạo luật với việc mã hóa. Trong phần mở đầu của Đạo luật, bộ phận Home Office Anh quốc cho rằng sẽ “không có bất cứ yêu cầu thêm nào với việc mã hóa dữ liệu” ngoài những điều luật có trong Luật RIPA, Đạo luật theo dõi chính của Anh. Luật này yêu cầu các công ty, khi nhận được thư yêu cầu liên quan tới một vụ thẩm vấn tội phạm, có trách nhiệm phải đưa ra những thông tin cá nhân trong thiết bị được thu giữ ở hình thức có thể hoặc đã được giải mã. Tuy nhiên, yêu cầu này chỉ có tác dụng khi công ty đó có công cụ xâm nhập và giải mã các dữ liệu trong thiết bị - điều mà Apple không sở hữu.

Trong thư hồi đáp, Apple cho biết họ đã đánh dấu một đoạn trong Đạo luật trên mà họ cho rằng có thể sẽ cho phép chính quyền Anh yêu cầu mình thay đổi việc mã hóa dữ liệu. Họ cho rằng điều này sẽ phá hủy hoàn toàn mục đích của việc mã hóa, từ đó cho phép các cơ quan chức năng xâm nhập và theo dõi các dịch vụ nhắn tin trực tuyến. Lo lắng này của Apple có thể bắt nguồn từ các “khả năng xử lý” mới được đề cập trong Đạo luật này. Điều này sẽ “dẫn tới việc hủy bỏ bất cứ lớp bảo vệ nào được đặt lên bởi các hãng sản xuất cho dịch vụ giao tiếp và các dữ liệu được lưu trữ”.

Apple có vẻ như đang rất lo lắng về việc có thể bị ép tạo ra những lỗ hổng bảo mật cho các thiết bị của mình. Lá thư hồi đáp của họ đã chỉ rõ rằng: “Việc tạo ra những lỗ hổng bảo mật hay các công cụ xâm nhập sẽ làm giảm thiểu các biện pháp bảo vệ được đặt trên các thiết bị Apple và gây nguy hiểm cho tất cả các người dùng của chúng tôi. Việc đặt một chiếc chìa khóa dưới thảm ra vào sẽ không chỉ được sử dụng bởi chủ nhà, mà có thể bởi cả kẻ trộm nữa”

Đây là những lời phát biểu của Tim Cook trong cuộc phỏng vấn với Telegraph vừa qua.

Tờ The Guardian cho biết, Apple cũng đã thẳng thừng từ chối yêu cầu của Chính phủ Anh về những trách nhiệm của hãng với các cơ quan chức năng. Yêu cầu này bao gồm việc “hỗ trợ mang tới những ảnh hưởng trong việc xâm nhập các thiết bị được tịch thu”. Mặc dù không đề cập chính xác giới hạn hợp tác, nhưng rất có thể Luật này sẽ giúp Chính phủ Anh ép buộc các hãng công nghệ như Apple thay đổi  phần cứng và phần mềm của mình để có quyền truy cập một thiết bị khóa.

Lá thư phản hồi dài tám trang của Apple sẽ sớm được đưa ra công khai, giúp người dùng hiểu hơn về những mối lo ngại của hãng và những vấn đề của họ với Đạo luật.BBC cho biết, Microsoft, Facebook, Google, Yahoo và Twitter cũng đã gửi lên những bức thư phản hổi với những mối lo tương tự.

Theo Engadget

Có thể bạn quan tâm